Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:10 02/02/2023

'Con dao hai lưỡi'

Việc Bắc Kinh nhanh chóng dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid-19 được dự đoán sẽ là một trong những sự kiện lớn của năm 2023.

Ảnh minh họa/INT

Việc Bắc Kinh nhanh chóng dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid-19 được dự đoán sẽ là một trong những sự kiện lớn, tác động tới nền kinh tế của năm 2023.

Về mặt tích cực, tiêu dùng tăng mạnh sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu ở những nơi khác. Về mặt tiêu cực, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc cao hơn có nghĩa là nhu cầu về nhiên liệu và đặc biệt là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhiều hơn.

Điều đó có thể dẫn đến tình trạng tái phát cú sốc chi phí năng lượng. Bên cạnh đó, nếu việc mở cửa trở lại tạo ra một đợt gia tăng số ca mắc Covid-19 mới và cuộc khủng hoảng về sức khỏe, thì đó có thể là một lực cản, thay vì thúc đẩy tăng trưởng.

Theo các chuyên gia, tác động đối với toàn cầu hóa và đặc biệt là hệ thống thương mại hàng hóa cũng không rõ ràng. Việc mở cửa trở lại có thể giúp khai thông các tuyến đường vận chuyển và vận tải đường bộ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi có thể bị thay đổi. Các cảng và nhà máy phải chịu rủi ro mở cửa trở lại. Người lao động bị nhiễm bệnh ở nhà sẽ không thể tiếp tục làm việc.

Từ nhu cầu trong nước, Trung Quốc có thể đạt thặng dư thương mại lớn nhưng không còn chỉ là một cỗ máy xuất khẩu. Với giá trị nhập khẩu 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2021 so với 2,8 nghìn tỷ USD của Mỹ, Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai thế giới.

Về mặt tích cực, mức tiêu thụ tăng mạnh có thể bổ sung cho nhu cầu toàn cầu. Mặt khác, lưu lượng container nhiều hơn có thể chứng kiến sự xuất hiện trở lại của các căng thẳng trong chuỗi cung ứng. Việc mở cửa trở lại diễn ra vào thời điểm mà tình trạng tắc nghẽn đó đang nhanh chóng biến mất, nhưng không phải vì những lý do mà mọi người mong muốn.

Giá cước vận tải và thời gian chờ tàu chở hàng sụt giảm trong nửa đầu năm ngoái không phải do hiệu quả hoạt động của các cảng và vận chuyển cao hơn. Thực tế, tình trạng này xảy ra do triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Do đó, lưu lượng hàng hóa nhanh chóng suy yếu.

Khi điều đó xảy ra, việc mở cửa trở lại của Trung Quốc thực sự đã làm trầm trọng thêm căng thẳng đối với chuỗi cung ứng. Lý do là vì tỷ lệ lây nhiễm giữa các công nhân gia tăng, nhưng không nhiều.

Các nhà kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang (FED) của Mỹ đã tạo ra một chỉ số tổng hợp về áp lực chuỗi cung ứng, bao gồm thời gian giao hàng và lượng hàng hóa dự trữ.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa giảm mạnh đồng nghĩa với việc chỉ số này đã giảm nhanh chóng vào năm ngoái. Chỉ số này đã ngừng giảm và cân bằng trong ba tháng qua của năm. Các nhà kinh tế của FED chỉ ra rằng, nguyên nhân là do tắc nghẽn vì Trung Quốc mở cửa trở lại.

Nhiều ca lây nhiễm hơn, ngoài chi phí con người, có thể đẩy áp lực lên chuỗi cung ứng cao hơn. Song, như các nhà kinh tế của FED đã chỉ ra, sự gián đoạn nguồn cung trước đây đối với thương mại toàn cầu do Covid-19 gây thiệt hại nhiều hơn vì chúng xảy ra ở mọi nơi cùng một thời điểm.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại được coi là một tín hiệu tốt cho thương mại và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới cần xuất khẩu hơn, ngay cả khi có nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.

Chính xác là, không ai muốn tình trạng tắc nghẽn vận chuyển quay trở lại. Song, so với khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu thì đó không phải là một vấn đề tồi tệ.

Đọc thêm

Xem thêm