Thị trường hàng hóa
Một nhân viên càng chứng minh cho đồng nghiệp và quản lý của mình thấy sự ham học hỏi thì càng có nhiều cơ hội trong công việc. Mọi người có thể hỏi cấp trên hoặc đồng nghiệp phản hồi về hiệu suất, kỹ năng hoặc khả năng làm việc của mình một cách công khai hoặc riêng tư.
Quá trình trao đổi sự phản hồi tạo ra môi trường làm việc hài hoà, mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vì lo ngại nhận về đánh giá tiêu cực, nhiều người không muốn hỏi về phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp.
Song cả phản hồi tích cực và tiêu cực đều quan trọng. Bởi những ý kiến đó phá vỡ các thói quen xấu, củng cố hành vi tích cực và cho phép các nhóm làm việc hiệu quả hơn để đạt mục tiêu.
Tác giả Holly Corbett cũng đồng tình với quan điểm này. Corbett còn đề cập đến một số nghiên cứu cho thấy lời phản hồi còn là động lực quan trọng nhất tạo nên các kết quả tích cực về tổ chức và tài chính.
Sự phản hồi còn có thể là công cụ giá trị trong việc giảm rủi ro. Bởi phản hồi giúp xác định các hành vi có khả năng gây ra vấn đề tại môi trường làm việc.
Theo đó, Garvin khuyên mọi người hãy chủ động hỏi về phản hồi trong công việc, đưa ra các ví dụ hoặc chủ đề cụ thể. Điều này thể hiện sự cởi mở của nhân viên và định hướng cuộc thảo luận một cách rõ ràng. Chẳng hạn, họ có thể đặt câu hỏi cụ thể về thời gian và lĩnh vực mà mình cần phản hồi như dự án mới hoàn thành cách đó vài ngày.
Ngoài ra, nhân viên có thể cân nhắc việc chia sẻ phản hồi đó với những đồng nghiệp đáng tin cậy. Việc làm này để xem liệu họ có nhận thấy những vấn đề tương tự không.
Các mối quan hệ là một phần không thể thiếu của sự thành công trong công việc. Mọi người sẽ nhận thấy sự gia tăng năng suất và sự hài lòng trong công việc nói chung. Mối quan hệ với đồng nghiệp làm tăng sự kết nối, cung cấp cho mỗi người sự hướng dẫn cần thiết và khuyến khích họ làm việc tích cực hơn.
Bên cạnh đó, nhân viên có thể xây dựng mối quan hệ và kết nối với những người từ các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, nếu họ làm trong lĩnh vực bán hàng hoặc tiếp thị thì nên tìm hiểu những người trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng hoặc thiết kế. Khi hiểu được ưu tiên và thách thức của họ, mỗi nhân viên có thể đưa ra những cách làm việc/giải quyết phù hợp.
Garvin gọi sự liên kết này là "trình kết nối dấu chấm". Cô giải thích: "Trình kết nối dấu chấm về cơ bản xác định các cơ hội mà những người khác không nhìn thấy, mở khóa các giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Làm việc trong lĩnh vực công nghệ, tôi thấy rằng những người cố gắng tìm hiểu về các nhóm hoặc sản phẩm bên ngoài lĩnh vực của họ thường chứng minh được giá trị bản thân nhanh hơn".
Garvin nhấn mạnh điều quan trọng là nhân viên cần có mối quan hệ với đúng người. Họ có thể là những người giúp nhân viên đó mở ra cánh cửa cơ hội mới trong công việc. Những người đã học cùng, sếp hoặc đồng nghiệp từ chỗ làm cũ… đều có tiềm năng giúp nhân viên cải thiện và phát triển trong công việc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm