Thị trường hàng hóa
Theo Trung tâm thông tin giám sát tài chính quốc gia, ngày 13/2/2023, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo nền kinh tế EU đã tránh được suy thoái và đỉnh lạm phát trong khu vực đã qua. Tuy nhiên, mối đe dọa về một cuộc suy thoái mới đang lớn dần với khu vực, do chi phí quá lớn của các chính phủ châu Âu để chống lại sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Lạm phát cơ bản trong khu vực EURO (không bao gồm giá năng lượng và lương thực), đã đạt mức cao kỷ lục 5,6% trong tháng 2/2023 và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ tăng lãi suất lên mức kỷ lục 4% để kiềm chế đà tăng giá. Tuy nhiên, chiến lược này có rủi ro, bởi nếu không thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, một vòng luẩn quẩn mới của việc tăng giá do tiền lương tăng có thể bắt đầu.
Phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde tại trụ sở WTO ngày 8/3/2023 khẳng định, ECB cam kết "làm bất cứ điều gì" để kiểm soát lạm phát.
Do lạm phát cơ bản trong Eurozone sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, nên nhiều khả năng ECB sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuối tháng này. ECB đã tăng lãi suất 3 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022.
Tín hiệu đáng ngại là tăng trưởng kinh tế của EU quý IV/2022 điều chỉnh lại không tăng, trong khi ước tính sơ bộ trước đó tăng 0,1%, còn quý III/2022 chỉ tăng trưởng 0,4%. Chi phí đi vay gia tăng, tắc nghẽn chuỗi cung ứng đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất, kinh doanh và nhu cầu. Doanh thu bán lẻ tăng thấp hơn dự báo, khi thương mại bán lẻ tăng 0,3% trong tháng 1/2023…/.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm