Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
01:00 14/08/2022

Châu Âu cấm than Nga, giá than được dự báo sẽ “sốt” trong thời gian tới

Lệnh cấm nhập khẩu than Nga của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ rạng sáng 11/8, sau khi kết thúc 120 ngày gia hạn để thực thi các hợp đồng đã ký. Lệnh cấm than Nga báo hiệu về một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đối với EU trong mùa đông năm nay.

Lệnh cấm nhập khẩu than Nga của Liên minh châu Âu (EU) là biện pháp đáng chú ý nhất trong gói trừng phạt thứ 5 được khối này triển khai. Một số nhà phân tích dự báo rằng lệnh cấm này có thể góp phần đưa giá than toàn cầu vào một đợt tăng giá kéo dài nhiều năm.

Trước đó, vào tháng 4, EU công bố gói trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp năng lượng của Nga. Quãng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 là để các nước châu Âu tìm kiếm nguồn cung thay thế thông qua việc tăng cường nhập khẩu từ nước khác, đẩy mạnh sản xuất nội địa hoặc tìm kiếm các sản phẩm thay thế than đá.

EU chính thức cấm nhập khẩu than từ Nga. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Lệnh cấm than Nga sẽ đặt ra áp lực lớn lên nguồn cung than ở châu Âu, khiến các nước trong khu vực phải xoay sở nguồn cung thay thế giữa lúc vốn đã lao đao vì nguồn cung khí đốt Nga ngày càng chảy chậm lại. Giá than toàn cầu được dự báo sẽ tăng không chỉ bởi sự khan hiếm khí đốt ở châu Âu, mà còn bởi việc các nước châu Á cũng tăng sử dụng than vì khó cạnh tranh về giá trong cuộc chiến giành giật nguồn cung khí đốt hóa lỏng (LNG) với các nước châu Âu.

Theo Cộng đồng châu Âu (EC), lệnh cấm trên sẽ có ảnh hưởng mạnh đến Nga vì EU là thị trường xuất khẩu than lớn nhất của Nga. Khi EU không còn mua than của Nga, nước này sẽ mất doanh thu khoảng 8 tỷ Euro, tương đương 8,3 tỷ USD mỗi năm. Ngược lại, chính EU cũng gặp nhiều khó khăn vì lệnh cấm mà họ đặt ra. 

EU vẫn phụ thuộc phần lớn vào than Nga để sản xuất điện. Tổ chức nghiên cứu Bruegel (Bỉ) khẳng định, với nguồn cung hiện tại, Nga đang chiếm 70% nhập khẩu than nhiệt của các nước khu vực EU. Trong số đó, Đức và Ba Lan là 2 quốc gia đặc biệt phụ thuộc vào than Nga. 

Nguồn cung thay thế than Nga sẽ là một trong nhiều thách thức năng lượng mà EU sẽ đối mặt. Khối này có thể phải đẩy mạnh nhập khẩu than hơn nữa nếu ngừng nhập khẩu khí đốt và dầu Nga. 

Các chuyên gia dự báo các nước EU sẽ phải quay sang nhập tăng nhập than từ các nước khác để bù đắp thiếu hụt. Các nguồn nhập khẩu than khác gồm có Australia, Colombia và Nam Phi. Sự dịch chuyển này được dự báo sẽ đẩy giá than nhập khẩu qua đường biển trên toàn cầu lên mức cao hơn.

EU đối mặt với khủng hoảng năng lượng trong mùa đông năm nay. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Nhằm tiết kiệm nguồn khí đốt ít ỏi để chuẩn bị cho những ngày đông lạnh giá, EU sẽ phải tăng cường hoạt động của các nhà máy phát điện chạy bằng than, trong khi nguồn than cũng trở nên thắt chặt hơn bao giờ hết vì họ không nhập than Nga nữa. Tất cả báo hiệu về một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đối với EU trong mùa đông năm nay.

Giá than thế giới đã tăng từ năm ngoái do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng. Xu hướng tăng càng được củng cố sau khi chiến sự Nga-Ukraine nổ ra. Giờ đây, lệnh cấm vận than Nga của EU là một yếu tố nữa để xu hướng tăng này duy trì. Theo phân tích của đơn vị nghiên cứu vĩ mô Fitch Solutions, đợt tăng giá than toàn cầu này có thể kéo dài nhiều năm.

Trước tình hình đó, Fitch nâng dự báo giá than nhiệt tiêu chuẩn thị trường châu Á lên tàu ở cảng Newcastle, Australia trong hai năm tới. Theo đó, Fitch dự báo giá than nhiệt sẽ bình quân ở mức 320 USD/tấn trong năm nay, cao hơn 90 USD/tấn so với mức dự báo lần trước. Trong thời gian từ năm 2022 - 2026, mức giá dự báo là 246 USD/tấn, tăng từ mức 159 USD/tấn trước đó.

Giá khí đốt tăng vọt đang là lý do để đẩy cao nhu cầu tiêu thụ than trên toàn cầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng nhu cầu than của thế giới trong năm nay sẽ tái lập kỷ lục thiết lập vào năm 2013 và trong năm tới, một đỉnh cao mọi thời đại nữa sẽ được thiết lập.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm