Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 20/03/2023

Châu Á: Than đá vẫn chiếm ưu thế, năng lượng tái tạo khởi sắc

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng châu Á sẽ chiếm một nửa lượng điện tiêu thụ của thế giới vào năm 2025, với 1/3 lượng điện toàn cầu được tiêu thụ ở Trung Quốc.

Với nhu cầu điện ngày càng tăng này, châu Á sẽ sản xuất điện bằng loại nhiên liệu chủ yếu nào, Oilprice trích dẫn các nguồn điện chính được ưa chuộng của châu lục này.

Ảnh minh họa: Oilprice.

Sản xuất điện từ than đá

Mặc dù năng lượng sạch đang tăng tốc ở châu Á, nhưng than đá hiện chiếm hơn một nửa sản lượng điện của châu lục này.

Tới thời điểm này, không có quốc gia châu Á nào dựa vào năng lượng gió, mặt trời hoặc hạt nhân để sản xuất nguồn điện chính, mặc dù tỷ lệ kết hợp của các nguồn này đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.

Trong thập kỳ qua, châu lục đã giảm nhẹ phụ thuộc vào than đá, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Đồng thời, điện năng được làm từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện tăng lên đáng kể.

Sau than đá, khí đốt tự nhiên đứng ở vị trí thứ hai với tư cách là nguồn điện được sử dụng nhiều nhất ở châu Á, với phần lớn nhu cầu này đến từ Trung Đông và Nga.

Nhu cầu điện khổng lồ của Trung Quốc

Vào năm 1990, Trung Quốc chỉ chiếm 5% nhu cầu điện toàn cầu, tuy nhiên quốc gia này đang được dự đoán là sẽ chiếm 33% nhu cầu tiêu thụ điện năng vào năm 2025. Cho đến nay, quốc gia này đã là nhà sản xuất điện lớn nhất thế giới, sản xuất gần gấp đôi lượng điện sản xuất hàng năm của Mỹ.

Với nhu cầu lớn như vậy, nguồn điện hiện tại của Trung Quốc đáng được xem xét, cũng như các kế hoạch cho hỗn hợp điện trong tương lai của nước này.

Hiện tại, Trung Quốc là một trong 14 quốc gia châu Á sử dụng than đá làm nguồn điện chính. Vào năm 2021, quốc gia này đã sử dụng 62% điện năng từ than đá, tổng cộng là 5.339 TWh năng lượng. Ước tính, con số này gấp khoảng ba lần tổng lượng điện được tạo ra ở Ấn Độ trong cùng một năm.

Sau than đá, kế hoạch sử dụng năng lượng tái tạoTrung Quốc cũng đáng được kỳ vọng.

Mặc dù đã tăng 1,5 lần trong thập kỷ qua, nhưng nhu cầu về điện của Trung Quốc vẫn đang tăng. Những phát triển gần đây trong cơ sở hạ tầng năng lượng sạch của đất nước cho thấy phần lớn sự tăng trưởng này được đáp ứng bởi năng lượng tái tạo.

Trung Quốc cũng có những kế hoạch đầy tham vọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch sau vài năm tới. Chúng bao gồm tăng công suất năng lượng mặt trời lên 667% từ năm 2025 đến năm 2060, cũng như sử dụng gió làm nguồn điện chính vào năm 2060.

Con đường đến với năng lượng sạch

Theo IEA, thế giới đã đạt mức phát thải liên quan đến sản xuất điện cao nhất mọi thời đại vào năm 2022, chủ yếu là do sự tăng trưởng của điện năng tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch ở Châu Á Thái Bình Dương.

Như đã nói, những lượng khí thải này sẽ ổn định vào năm 2025, với phần lớn sự tăng trưởng toàn cầu về năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân được ghi nhận ở châu Á.

Hiện nay, năng lượng hạt nhân đang được châu lục này đặc biệt quan tâm, đặc biệt là với cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022 làm nổi bật nhu cầu độc lập và an ninh năng lượng. Ví dụ, Ấn Độ dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 80% trong sản xuất điện hạt nhân trong hai năm tới, đồng thời Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng sẽ đua nhau tăng công suất hạt nhân của họ.

Con đường phía trước cũng gợi ý những hiểu biết thú vị khác, đặc biệt khi nói đến thủy điện ở châu Á. Do hậu quả của biến đổi khí hậu, nhiều nước châu Á đang phải đối mặt với các đợt nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng.

Sau bài học từ việc sản xuất thủy điện thấp kỷ lục của châu Âu vào năm 2022, lục địa này đang dần chuyển thời gian và nguồn lực của mình sang các dạng năng lượng sạch khác, như gió và năng lượng mặt trời.

Dù tương lai có ra sao, thì có một điều rõ ràng: với những kế hoạch đầy tham vọng đang được tiến hành, cơ cấu nguồn điện của châu Á có thể sẽ khác đi đáng kể trong vài thập kỷ tới.

Đọc thêm

Xem thêm