Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 05/10/2022

Châu Á có hơn 950 tỷ phú, vượt qua tất cả các khu vực khác trên toàn cầu

Mặc dù phần lớn trong số 10 người giàu nhất thế giới tiếp tục là người Mỹ, nhưng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau đã khẳng định rằng người châu Á hiện nay đang không ngừng leo lên đỉnh của bậc thang giàu có toàn cầu.

Vào tháng 9, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã trở thành người châu Á đầu tiên đứng thứ hai trong danh sách tỷ phú toàn cầu - những người có giá trị tài sản ròng vượt quá 1 tỷ USD - khi tỷ lệ người giàu nhất thế giới là người châu Á tăng đều đặn.

Doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã trở thành người châu Á đầu tiên đứng thứ hai trong danh sách tỷ phú toàn cầu vào tháng 9. Ảnh: Bloomberg.

Mặc dù phần lớn trong số 10 người giàu nhất thế giới tiếp tục là người Mỹ, nhưng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau đã khẳng định rằng người châu Á đang không ngừng leo lên đỉnh của bậc thang giàu có toàn cầu.

Adani được báo chí Ấn Độ đưa tin là người châu Á đầu tiên lọt vào top ba người giàu nhất thế giới vào cuối tháng 8 sau khi ông đứng thứ ba trong Chỉ số tỷ phú của Bloomberg. Tạp chí kinh doanh của Mỹ Forbes sau đó đã xác nhận xếp hạng đó.

Theo Bloomberg và Forbes, Chủ tịch của Adani Group, quản lý các cảng, mỏ và kinh doanh tài nguyên, hiện đang xoay quanh vị trí thứ tư. Vào tháng 9, Adani đã nhanh chóng đạt vị trí thứ hai sau Elon Musk, Giám đốc điều hành của Tesla, nhà sản xuất xe điện của Mỹ.

Top 10 danh sách những người giàu nhất thế giới từ lâu đã được thống trị bởi các doanh nhân Mỹ, điều này tạo ra ấn tượng rằng tỷ phú luôn là một hiện tượng của người Mỹ.

Một phân tích theo khu vực về tài sản của hơn 2.400 người trong Danh sách tỷ phú của Forbes cho thấy tổng tài sản của các tỷ phú thế giới xếp theo khu vực như sau: 4,7 nghìn tỷ USD ở Bắc Mỹ, tiếp theo là 3,5 nghìn tỷ USD ở châu Á và 2,4 nghìn tỷ USD ở châu Âu. Tuy nhiên, khi nói đến số lượng tỷ phú, châu Á có 951 người, nhiều hơn tất cả các khu vực khác. Bắc Mỹ có 777 và châu Âu là 536.

Khi tính theo quốc gia, Mỹ đứng đầu thế giới với 719 tỷ phú, tiếp theo là Trung Quốc với 440, Ấn Độ có 161. Mười quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có tổng số 114 tỷ phú, trong khi Đài Loan có 45, Hàn Quốc 28 và Nhật Bản 27.

Những người giàu nhất trong số những người giàu đôi khi được gọi là plutocrat do ảnh hưởng của sự giàu có của họ mang lại cho họ. Số lượng của họ bắt đầu tăng ở châu Âu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 18 và 19. Các quốc gia mới nổi hiện đang sản sinh ra nhiều tỷ phú hơn so với châu Âu và Mỹ nhờ những tiến bộ trong công nghệ truyền thông và toàn cầu hóa.

Trên thực tế, những người giàu tại các nước mới nổi có tốc độ tích lũy tài sản rất nhanh. Một phân tích dữ liệu được sử dụng trong Báo cáo tài sản toàn cầu do Credit Suisse công bố vào tháng 9 cho thấy giá trị tài sản do 1% người giàu nhất nắm giữ đã tăng 11 lần ở Ấn Độ và 34 lần ở Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2021 so với 3,6 và 1,2 lần tương ứng ở Mỹ và Nhật Bản.

Liệu các tỷ phú châu Á có sớm đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới?

Soichiro Matsumoto, Giám đốc đầu tư của Credit Suisse Wealth Management, Nhật Bản, cho biết: “Giá bất động sản tăng là động lực chính cho sự tích lũy tài sản của người châu Á”. Theo ông Matsumoto, vì những người được xếp hạng cao trong danh sách người giàu chủ yếu là chủ doanh nghiệp có cổ phần lớn trong các công ty toàn cầu hơn là bất động sản, nên người châu Á sẽ “cần thời gian để bắt kịp họ”.

Trong khi đó, một số quốc gia đang có những chính sách cân bằng khoản cách giàu - nghèo. Điển hình như khẩu hiệu “thịnh vượng chung” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 8 năm 2021 nhằm giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo tại Trung Quốc. Khẩu hiệu này yêu cầu Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba và những người giàu có khác ở Trung Quốc cần giảm tài sản của họ thông qua các khoản quyên góp tự nguyện và qua các phương tiện khác.

Hiện các nước đang thắt chặt chính sách tiền tệ, các tỷ phú châu Á đang phải đối mặt với một số tác động bất lợi như giá cổ phiếu giảm và đồng USD tăng giá. Trong khi số người trong Danh sách tỷ phú của Forbes giảm 245 người trong khoảng sáu tháng, thì người châu Á chiếm 126 người trong số họ, con số này cao hơn nhiều so với số lượng 27 người Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, những người giàu có ở các nước mới nổi được hỗ trợ bởi sự gia tăng nhu cầu trong nước và phát triển cơ sở hạ tầng. Credit Suisse dự báo rằng số lượng triệu phú, với tài sản từ 1 triệu USD trở lên, sẽ tăng gần gấp đôi ở Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2026 so với năm 2021.

Mặc dù trong tương lai gần người châu Á vẫn chưa có đủ khả năng thay thế những người giàu nhất thế giới, nhưng sự gia tăng tỷ lệ người giàu có ở châu Á vẫn sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

Đọc thêm

Xem thêm