Thị trường hàng hóa
Được nhà đấu giá Sotheby's mô tả là "rất quan trọng", chiếc bát trên thuộc nhóm đồ gốm quý hiếm được trang trí tại các xưởng của hoàng gia ở Bắc Kinh vào thế kỷ 18.
Chiếc bát được sản xuất dưới thời Hoàng đế Ung Chính, người trị vì Trung Quốc từ năm 1722 đến năm 1735 (mặc dù lớp men có thể được tráng ngay sau khi ông qua đời).
Đây là một phần của truyền thống được gọi là "falangcai", hay "màu ngoại lai" - tên được đặt cho đồ sứ có nguồn gốc từ các lò nung hoàng gia ở Cảnh Đức Trấn nhưng được tráng men bởi các nghệ nhân ở Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.
Thu về 25,3 triệu USD hôm 8/4, chiếc bát có hình hai con én, một cây mai đang nở và một cây liễu. Trên bát cũng có một đoạn trích từ bài thơ được cho là của Hoàng đế Vạn Lịch, người tiền nhiệm của Hoàng đế Ung Chính.
Trong danh mục đấu giá, chuyên gia gốm sứ Regina Krahl cho biết các họa tiết hình chim và hoa rất phổ biến vào thời ông Ung Chính.
Bà ấy cũng mô tả chiếc bát nằm trong số một nhóm nhỏ các vật phẩm đại diện cho "đỉnh cao của nghệ thuật vẽ tranh trên sứ”.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm