Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 22/01/2023

Các nước trên thế giới đón Tết cổ truyền như thế nào?

Tết âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore…

Trung Quốc

Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất trong năm tại Trung Quốc. Theo phong tục cổ truyền của lịch người Trung Quốc, mỗi năm sẽ tương ứng với một con vật nên người dân nơi đây thường tránh ăn thịt con vật này vào đầu năm.

Vào dịp năm mới, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà cửa bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

Về thức ăn ngày Tết, thực đơn của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại ngon, cùng với đường và gừng tươi.

Trong tiếng Trung Quốc, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn gắn bó với nhau bền vững.

Như vậy, phiên âm "Nian Gao" trong tiếng Trung còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ. Đó cũng chính là mong ước của người dân Trung Quốc trong năm mới.

Em bé tạo dáng chụp ảnh giữa những chiếc đèn lồng hình con thỏ ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã

Hong Kong (Trung Quốc)

Tết cổ truyền ở Hong Kong (Trung Quốc) có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hong Kong pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây.

Người Hong Kong đón Tết Âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động như: Hội chợ hoa đón mừng năm mới, thường kéo dài từ 25 đến 30 Tết Âm lịch. Hội chợ này không thể thiếu những loại cây quen thuộc của mùa xuân, như: quất, thủy tiên, mẫu đơn, đào vốn là biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hong Kong tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật biểu diễn, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã… Ngày mùng 2 Tết, mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn pháo hoa kéo dài 20 phút - được xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất thế giới.

Đài Loan (Trung Quốc)

Người Đài Loan (Trung Quốc) xem Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm, là ngày mọi người trong gia đình tụ họp bên nhau, chia sẻ với nhau những buồn vui, thành công, thất bại trong năm qua. Việc sum họp ngày Tết với người dân Đài Loan quan trọng đến nỗi nếu có một thành viên trong gia đình về trễ hoặc không về được họ vẫn để dành một chỗ ngồi cho những người này.

Cũng giống như người Việt Nam, ngày đầu tiên của năm mới có ý nghĩa đặc biệt với người dân Đài Loan và trong ngày này cũng có nhiều điều kiêng kỵ để mong cả năm được suôn sẻ. Trong phong tục đón tết của người Đài Loan, người dân cũng thường mặc trang phục truyền thống hay quần áo mới vào ngày mùng 1 Tết.

Người Đài Loan có tập tục ăn canh viên trong ngày Tết để thể hiện sự viên mãn, đầy đủ. Bên cạnh đó, trong dịp Tết cổ truyền ở Đài Loan cũng diễn ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí để chào đón năm mới như thả hoa đăng, rước đèn…

Campuchia

Tết theo lịch âm của đất nước Campuchia là lễ hội lớn ăn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thmay.

Người dân Campuchia hay người Khmer tại Việt Nam đón lễ hội Chol Chnam Thmay rất lớn. Họ tin rằng mỗi năm sẽ có một vị thần được cử xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người, hết năm sẽ lại có một vị thần khác xuống.

Người dân Campuchia thường đón năm mới tưng bừng trong nhiều lễ hội đường phố. Ngoài các lễ hội mang tính truyền thống được tổ chức tại các chùa, trường học, các khu vực sinh hoạt văn hóa… còn có lễ té nước, hay bôi bột màu xuyên suốt cả 3 ngày đầu năm.

Thái Lan

Với 94% dân số theo Đạo Phật, Thái Lan đón Năm mới theo Phật lịch. Tết cổ truyền Songkran (còn gọi là Lễ hội Té nước), diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 âm lịch. Từ "Songkran" xuất phát từ tiếng Phạn có nghĩa là "lúc thời gian chuyển dịch” hàm ý về sự đổi mới, phát triển.

Nét đặc trưng của lễ hội truyền thống lớn nhất của người Thái là phong tục té nước. Lễ hội Té nước được diễn ra trên đường phố, người trẻ té nước vào những người lớn tuổi hơn để thể hiện lòng thành kính, còn người lớn tuổi thì cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đối với con cháu vì đã chịu đựng sự khó tính của họ khi về già. Những người bị té nước nhiều nhất được cho là sẽ may mắn suốt cả năm.

Ngày nay, lễ hội Té nước của người Thái Lan ngày càng thu hút được đông đảo khách du lịch và coi đây như một địa điểm tham quan cần phải đến một lần trong đời. Du khách đến Thái Lan ngày càng nhiều, cùng hòa vào không khí tưng bừng, náo nhiệt của mùa lễ hội có một không hai này.

Hàn Quốc

Tết âm lịch của người Hàn Quốc gọi là Seollal. Seollal là sự kiện đánh dấu thời khắc bước sang năm mới mà còn là kỳ nghỉ lễ dài ở Hàn Quốc (chỉ sau Tết Trung thu).

Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch. Theo truyền thống, nghi lễ đầu tiên của ngày Tết Seollah, gọi là Charye, diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên trong gia đình bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.

Phong tục này được thực hiện vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới. Những người trẻ trong gia đình tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi và sau đó được nhận tiền mừng tuổi từ cha mẹ, ông bà.

Về cơ bản, các món như hạt dẻ, lê, bánh, cá khô, đậu phụ, canh bánh gạo, các món chiên là những món không thể thiếu trên bàn cúng gia tiên của người Hàn Quốc. Sau lễ cúng gia tiên là nghi lễ Sebae.  

Con chúc chúc Tết ông bà, bố mẹ và được lì xì

Triều Tiên

Trong khi đó, ở Triều Tiên, Tết Nguyên đán được gọi là Seol. Vào những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên. Đây cũng là thời gian để mọi người sum họp bên gia đình.

Vào dịp năm mới, Triều Tiên có bánh Songpyeon, một loại bánh gạo có hình trăng khuyết. Loại bánh truyền thống này chứa đựng quan niệm của người xưa “trăng khuyết rồi sẽ lại đầy”, như cuộc đời vẫn đổi thay, nhưng tinh thần thì luôn hướng tới những điều tốt đẹp.

Singapore

Tại Singapore, Tết Nguyên đán thường diễn ra với Lễ hội mùa Xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác.

Vào dịp Tết, người Singapore thường ăn bánh trôi tàu với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Bên cạnh đó, mâm cỗ tết của người Singapore còn có những món ăn khác như cá sống, mỳ trường thọ, Pencai (món ăn bao gồm thịt lợn, thịt gà, nấm, hải sản, bào ngư, hải sâm, sò điệp…).

Malaysia

Tại Malaysia, người gốc Hoa chiếm 25% dân số nên Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất tại đất nước này.

Giống như các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần. Màn bắn pháo hoa chào năm mới tại Tháp đôi Petronas cùng điệu múa lân, múa sư tử... đã trở thành truyền thống trong dịp Tết.

Sắc đỏ tràn ngập khắp các khu phố người Hoa trong ngày Tết. Các trung tâm thương mại rực rỡ với câu đối đỏ, đèn lồng đỏ. Người người hòa vào không khí Tết chúc nhau những lời chúc tốt lành và những người thân quen trao những bao lì xì may mắn. Người dân cũng tham gia lễ hội đèn lồng lung linh huyền ảo và đến chùa cầu bình an.

Philippines

Philippines được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết Âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hoá châu Á. Năm 2012, Chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm.

Trong những ngày Tết, người dân thường đi chùa, nhà thờ, cầu cho một năm may mắn, an lành, thịnh vượng. Hoạt động đón mừng năm mới của người Philippines luôn có các màn múa lân, múa rồng.

Ẩm thực trong ngày Tết là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Bánh này được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, đánh đều trước khi chiên. Sự hoà quyện các nguyên liệu của bánh Tikoy có ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn bên nhau.

Mông Cổ

Tết cổ truyền ở Mông Cổ còn gọi là Tết Tháng trắng. Đây là thời điểm quan trọng trong năm báo hiệu sự chuyển giao giữa mùa Đông lạnh giá và mùa Xuân ấm áp, là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

Tsagaan Sar là ngày lễ lớn nhất mùa đông - xuân của người Mông Cổ, là dịp họ được thưởng thức những món ăn truyền thống ở các gia đình khi đến thăm. Trong tiếng Mông Cổ, Tsagaan Sar nghĩa là trăng trắng", ngày đầu tiên trong năm theo lịch Mông Cổ trùng thời điểm với Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, Việt Nam. Trong những ngày năm mới này, người Mông Cổ dành thời gian bày tỏ lòng kính mến tới người cao tuổi trong gia đình, thăm hỏi họ hàng và chuẩn bị bàn tiệc để tiếp đãi khách.  

Để chào đón năm mới, người Mông Cổ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, sắm sửa những bộ trang phục truyền thống mới và chuẩn bị các món ăn truyền thống. Món ăn truyền thống trong dịp Tết là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông hay với nho khô…  

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông Cổ là ul boov (tháp bánh ngọt) và uut (lưng cừu luộc). Ảnh: Discover Mongolia

Ấn Độ

Tại Ấn Độ, Tết cổ truyền gọi là lễ hội Holi hay còn được biết đến với cái tên Lễ hội của màu sắc. Lễ hội Holi được xem là một trong những lễ hội vào mùa Xuân quan trọng nhất trong năm của người dân Ấn Độ.

Lễ hội Holi là sự đánh dấu thời điểm kết thúc của một mùa Đông khắc nghiệt và để chào đón một mùa Xuân tươi mới. Bên cạnh đó, người Ấn Độ cũng cho rằng, nắng ấm của mùa Xuân sẽ giúp xua tan đi cái lạnh mùa Đông, giống như việc cái thiện đánh lùi cái ác.

Trong ngày lễ Holi có diễn ra một sự kiện vô cùng độc đáo và nổi tiếng là mọi người sẽ ném bột màu vào nhau dù có quen nhau hay không.

Bhutan

Còn tại Bhutan, Tết cổ truyền được gọi là Losar, là ngày lễ quan trọng nhất năm tại quốc gia này tính theo âm lịch. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và 3 ngày đầu tiên của năm mới được xem là ngày quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.

Vào ngày Tết Losar, người dân quây quần bên gia đình, cùng dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị mâm cơm truyền thống, trái cây để cúng tổ tiên, tạ ơn thần linh và tổ tiên ban tặng cuộc sống ấm no và mạnh khỏe trong năm qua.

Theo phong tục truyền thống, trong Tết, người dân đi lễ chùa, múa hát, tổ chức lễ hội. Một trong những phong tục độc đáo là tham gia các cuộc thi bắn cung.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm