Thị trường hàng hóa
Trong nửa đầu năm 2022, biến động nhiều nhất phải kể đến đồng yen Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 24 năm kể từ tháng 10/1998. Kể ngày 14/7 đến nay, giá yen đã tăng chút đỉnh nhưng không đáng kể.
Tuần trước, đồng euro giảm mạnh với 1 EUR đổi 0,9981 USD, mức yếu nhất kể từ năm 2002. Đến ngày 20/7, đồng euro nhích lên 1,02 so với USD. Nhiều đồng tiền khác như GBP (bảng Anh), THB (bạt Thái), won (Hàn Quốc) cũng đồng loạt giảm hơn 10%.
Nhiều đồng tiền trên thế giới đã và đang mất giá đáng kể so với đồng USD. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, VND chỉ giảm giá hơn 2% so với USD và là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Nếu xét trong rổ tiền tệ tính tỷ giá trung tâm gồm USD, THB, euro, CNY, SGD, yen, won, TWG (Đài Loan) thì VND còn lên giá so với tất cả 7 loại tiền tệ còn lại. Các tổ chức nghiên cứu và giới chuyên gia dự báo VND sẽ không mất giá nhiều trong năm nay nhờ chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt và hợp lý.
Theo nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục sử dụng hai công cụ là dự trữ ngoại hối và hút tiền trên thị trường mở để tác động lên thanh khoản tiền đồng trong hệ thống, từ đó kiềm chế áp lực lên tỷ giá. VDSC dự báo, trong cả năm 2022, VND chỉ mất giá 2 - 2,5% so với USD.
Đồng thời, báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam mới đây của Ngân hàng Standard Chartered dự báo tỷ giá USD/VND sẽ đạt 23.000 đồng/1 USD vào cuối quý III/2022 và ở mức 22.800 đồng/1 USD vào cuối quý IV/2022. Standard Chartered cho rằng, đồng VND sẽ tăng giá mạnh trong năm sau cùng với đà phục hồi của thặng dư tài khoản vãng lai.
Theo giới chuyên gia, việc một số đồng tiền chủ chốt biến động sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu và Nhật Bản. Tuy nhiên, giao dịch thương mại tại Việt Nam chủ yếu dựa vào đồng USD, do đó tác động của những ngoại tệ trên tổng thể về cán cân thanh toán không quá quan ngoại.
Trong hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp có hai dạng thanh toán chính là thanh toán bằng đồng USD hoặc đồng euro. Vì vậy, một trong hai đồng tiền này giảm giá thì xuất khẩu sẽ bất lợi, nhưng ở chiều ngược lại thì nhập khẩu sẽ có lợi khi mua được hàng hóa với mức giá rẻ hơn.
Trong điều kiện thị trường hàng hóa thế giới và thị trường ngoại hối có nhiều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam đồng và các đồng tiền thanh toán ngoại thương, để lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp mình.
Còn với việc tăng giá của đồng USD, các chuyên gia kinh tế cho rằng điều này sẽ làm tăng áp lực điều chỉnh tỷ giá tương lai của VND... Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều thuận lợi như kinh tế tăng trưởng cao, kiểm soát được lạm phát, dự trữ ngoại hối lớn, cán cân thanh toán thặng dư...
Với những doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá USD tăng sẽ giúp giá hàng hóa quy ra USD rẻ hơn trước, tăng tính cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp khó khăn vì phải quy đổi từ Việt Nam đồng sang USD để thanh toán, với giá trị thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc các đồng tiền khác như euro hay yen Nhật biến động đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu và Nhật Bản. Dù vậy, trên thực tế hoạt động ngoại thương của Việt Nam tại thị trường sử dụng đồng USD đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 70%, sau đó mới đến thị trường sử dụng đồng euro và yên Nhật (5-8%), nên các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng nhưng chưa đáng kể.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm