Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 16/11/2022

Artemis: Sứ mệnh trở lại mặt trăng đã bắt đầu và sẽ diễn ra như thế nào?

Chiều nay theo giờ Việt Nam (16/11), tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) của NASA sau nhiều lần trì hoãn và mong đợi, rút cuộc đã được phóng thành công tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ, để chính thức khởi đầu sứ mệnh Artemis đưa con người trở lại mặt trăng.

Trở lại mặt trăng sau nửa thế kỷ

Nửa thế kỷ sau khi con người lần đầu tiên đặt chân trên mặt trăng, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) của Mỹ đã thực hiện một bước nhảy vọt khổng lồ tiếp theo trong tham vọng khám phá không gian sâu mới, khi khởi động một loạt các nhiệm vụ nhằm đưa con người trở lại mặt trăng một lần nữa.

Tên lửa mặt trăng mới của NASA cất cánh từ Bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida vào ngày 16 tháng 11 năm 2022. Ảnh: AP
Tên lửa vô cùng rực rỡ trên bầu trời đêm. Ảnh: AP
Hình ảnh đường đi của tên lửa sau khi phóng. Ảnh: AP

Siêu tên lửa thế hệ tiếp theo của cơ quan vũ trụ NASA, có tên Hệ thống Phóng Không gian (SLS), đã được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, miền Nam nước Mỹ. Nhiệm vụ này có tên là Artemis I, nhằm mục đích đưa tàu vũ trụ Orion không người lái lên trên một chuyến bay thử nghiệm kéo dài 3 tuần quanh mặt trăng và trở về Trái đất.

Đây không phải một vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh lên mặt trăng bình thường, điều mà nhiều quốc gia trên thế giới đã làm được. Ngoài Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu, Trung Quốc thì giờ ngay cả Hàn Quốc hoặc Qatar cũng đã có thể tự thực hiện được công việc này. Mà sứ mệnh Artermis I là sự thử nghiệm cho việc đưa con người đặt chân lên một thiên thể ngoài không gian và trở lại Trái đất, sự khác biệt là rất lớn về cả quy mô lẫn sự phức tạp.

SLS được xem như tên lửa phức tạp và mạnh nhất thế giới từ trước đến nay, đồng thời là tên lửa lớn nhất mà cơ quan vũ trụ đã chế tạo kể từ khi tên lửa Saturn V được sử dụng trong chính chương trình Apollo những năm 1960 và 1970, sứ mệnh từng đưa Neil Armstrong và phi hành gia cùng đoàn khác trở thành những người lần đầu tiên đặt chân lên một vật thể ngoài không gian trong lịch sử.

Mô hình tàu vũ trụ con thoi Orion. Nguồn: NASA

Ngoài tên lửa SLS siêu mạnh và khổng lồ, phi thuyền không gian Orion được gắn vào nó cũng hết sức đặc biệt. NASA cho biết: “Tàu Orion được thiết kế đặc biệt để chở các phi hành gia trong các sứ mệnh không gian sâu xa hơn bao giờ hết. Nó sẽ cung cấp sự bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời và việc phải di chuyển tốc độ cao trong bầu khí quyển của Trái đất, cũng như các công nghệ tiên tiến và đáng tin cậy để liên lạc và hỗ trợ sự sống”.

Cơ quan vũ trụ của Mỹ cho biết khoang phi hành đoàn của tàu vũ trụ có thể tích nhiều hơn khoảng 30% so với khoang của tàu Apollo trước đây và có thể duy trì một phi hành đoàn 4 người trong tối đa 21 ngày trước khi tiếp cận quỹ đạo mặt trăng thấp.

Như đã nói, Orion là một tàu vũ trụ con thoi, tức sẽ đến mặt trăng và trở lại trái đất an toàn. Nhiệm vụ thử nghiệm mang tên Artemis I kéo dài khoảng 42 ngày sẽ đưa tàu vũ trụ Orion cách Trái đất 450.000 km. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng theo kế hoạch, nó nó lao xuống Thái Bình Dương vào ngày 11 tháng 12 tới trong hành trình trở lại Trái đất.

Như vậy, gần 50 năm sau sứ mệnh Apollo đưa con người lần đầu lên bề mặt mặt trăng, NASA đã thiết lập một chương trình hứa hẹn đưa con người tiếp tục tìm kiếm sự sống ở các vùng mặt trăng chưa được khám phá, lần này sẽ tập trung vào 2 cực của vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất này, với hy vọng sẽ tìm ra những nguồn nước để giúp con người có thể sinh tồn trong tương lai, trước mắt là dành cho các phi hành gia.

Tất nhiên, Artemis sẽ không chỉ đặt mục tiêu hướng đến mặt trăng. Chương trình này là sự khởi đầu cho một sứ mệnh đưa con người đến các thiên thể khác, trong đó có khát vọng mà loài người đã ấp ủ cả nghin năm qua là có mặt tại Sao Hỏa. Không phải ngẫu nhiên mà chương trình Artemis được đặt tên theo người chị em song sinh của thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp. Artemis sẽ tiếp tục nơi mà chương trình Apollo nổi tiếng đã dừng lại vào năm 1972.

Sứ mệnh khổng lồ và đầy thử thách

Từ kinh nghiệm trong chương trình Apollo đã giúp NASA hoàn thiện tên lửa Hệ thống Phóng Không gian, loại tên lửa mạnh nhất thế giới. Siêu tên lửa này có lực đẩy mạnh hơn bất cứ loại tên lửa nào từng được chế tạo. SLS sẽ đẩy Orion lên tốc độ 36.370 km sau khoảng một giờ để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất và đến mặt trăng.

John Honeycutt, giám đốc chương trình Hệ thống Phóng Không gian tại Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Marshall của NASA ở Huntsville, Alabama, cho biết: “Đó là tên lửa duy nhất có khả năng đưa Orion và phi hành đoàn cùng các thiết bị vào không gian sâu trong một lần phóng”.

Khoảng giữa tàu vũ trụ Orion và tên lửa SLS là một mô-dun cũng rất đặt biệt. Howard Hu, giám đốc chương trình Orion tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA ở Houston, cho biết: “Đó là phần phụ trợ lực của chiếc xe, nơi nó có động cơ đẩy, sức mạnh và nguồn lực hỗ trợ sự sống chính mà chúng ta cần cho Artemis I”.

Khi tàu vũ trụ quay trở lại Trái đất, nó sẽ phải đối mặt với nhiệt độ nóng bằng một nửa bề mặt mặt trời và chạm đỉnh bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ 40.200 km một giờ - tức là gấp 32 lần tốc độ âm thanh.

Quản trị viên NASA Bill Nelson cho biết: "Orion sẽ trở về nhà nhanh hơn và nóng hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước đây với tốc độ 32 Mach (gấp 32 lần tốc độ âm thanh). Tàu Orion cũng được trang bị tấm chắn nhiệt lớn nhất từng được chế tạo. Nó đã được thử nghiệm trên Trái đất, nhưng việc trở về từ không gian là một thử nghiệm thực sự mà các mô phỏng không thể tái tạo hoàn toàn.

Artemis I, II, III và còn nhiều hơn thế

Kể từ sứ mệnh Apollo cuối cùng vào năm 1972, mặt trăng đã không bị quấy rầy bởi bước chân của con người. Nhưng lần này, "Chị Hằng" sắp được chào đón lại các vị khách từ Trái đất sau hơn nửa thế kỷ.

Mô phỏng hành trình bay của các sứ mệnh Artemis I, II và III. Ảnh đồ họa: NASA

Như đã nói, sứ mệnh Artemis sẽ bao gồm 3 giai đoạn: I, II và III. Thay vì các thành viên phi hành đoàn, Artemis I sẽ đưa vào không gian 3 người nộm tên là Helga, Zohar và Chỉ huy Moonikin Campos. Helga và Zohar chứa các mô hình nhựa của các cơ quan nhạy cảm với bức xạ, chẳng hạn như cơ quan sinh dục và phổi, để các nhà khoa học có thể nghiên cứu cách bức xạ trong không gian có thể ảnh hưởng đến các phi hành gia trong tương lai.

Nhiệm vụ Artemis II sẽ chở 4 phi hành gia vòng quanh mặt trăng và quay trở lại Trái đất, nhưng sẽ không hạ cánh xuống bề mặt mặt trăng. Chuyến đi của phi hành đoàn sẽ đưa họ đến khoảng khoảng cách 4.600 dặm so với mặt trăng. Tùy thuộc vào vị trí của mặt trăng trong nhiệm vụ, đây có thể là khoảng cách xa nhất vào hệ mặt trời mà con người đã từng đến.

Với Artemis III, các phi hành gia sẽ sử dụng tàu SpaceX Starship để đáp xuống gần cực Nam của mặt trăng, khi đó phi thuyền Orion vẫn chờ trên quỹ đạo mặt trăng. Vùng cực là nơi có những miệng núi lửa bí ẩn, vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong hàng tỷ năm. Các hóa chất đông lạnh bên trong có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về lịch sử của mặt trăng và hệ mặt trời.

Nếu sứ mệnh Artemis III thành công, NASA sẽ có thể dễ dàng cử các phi hành đoàn thường xuyên lên và trở lại mặt trăng. Sau đó, NASA sẽ thiệt lập mọt căn cứ trên mặt trăng và một tàu vũ trụ tiền đồn có tên là Gateway đóng trên quỹ đạo mặt trăng để phục vụ cho việc trung chuyển từ Trái đất đến mặt trăng.

Như vậy, sứ mệnh đầy hoài bão để có thể đến thăm mặt trăng thường xuyên đó đã chính thức khởi động với vụ phóng thành công vào chiều nay. Đó là một bước tiến lớn nữa của nhân loại trong lịch sử khám phá vũ trụ.

Đọc thêm

Xem thêm