Thị trường hàng hóa
Với tốc độ tải xuống nhanh hơn và băng thông cao hơn, thế hệ mạng tiếp theo được coi là thiết yếu để áp dụng các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo và robot.
Ấn Độ là nền kinh tế lớn của châu Á cuối cùng ra mắt mạng 5G, nhưng các công ty viễn thông đang hứa hẹn triển khai nhanh chóng với các dịch vụ có giá cả phải chăng ở một quốc gia vốn đã có giá dữ liệu thấp nhất trên thế giới.
Công ty viễn thông lớn nhất của Ấn Độ, Reliance Industries Jio, vào thứ Tư vừa rồi (5/10) đã triển khai dịch vụ thử nghiệm ở New Delhi, Mumbai, Kolkata và Varanasi. Đối thủ của họ là Bharti Airtel, nhà khai thác viễn thông lớn thứ hai của đất nước, cũng đã bắt đầu các dịch vụ 5G tại 8 thành phố.
5G, thế hệ thứ năm của Internet di động tốc độ cao, mang đến tốc độ lướt web gấp 10 lần so với 4G. Với tốc độ tải xuống nhanh hơn và băng thông cao hơn, mạng thế hệ tiếp theo được coi là thiết yếu để áp dụng các công nghệ mới.
“5G không chỉ là thế hệ công nghệ kết nối tiếp theo". Ông Mukesh Ambani, chủ tịch kiêm CEO của Reliance Industries, cho biết. Theo ông, đây là một công nghệ nền tảng mở ra toàn bộ tiềm năng của các công nghệ khác của thế kỷ 21, như trí tuệ nhân tạo, Internet Vạn Vật, robot, blockchain và metaverse.
Ông Ambani cho biết các lĩnh vực bao gồm giáo dục, y tế, nông nghiệp và doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ 5G vì công nghệ nhanh hơn sẽ cải thiện phạm vi tiếp cận và hiệu quả của các dịch vụ để mang lại lợi ích cho người dân.
Jio, có hơn 420 triệu khách hàng, vào tháng 8 đã đứng đầu cuộc đấu giá phổ tần 5G trị giá 19 tỷ đô la Mỹ của chính phủ với lời đề nghị khoảng 11 tỷ đô la Mỹ và có kế hoạch bơm thêm 25 tỷ đô la Mỹ nữa để mở rộng mạng tốc độ cao trên khắp Ấn Độ.
Jio đặt mục tiêu phủ sóng toàn quốc với các dịch vụ 5G vào cuối năm sau, trong khi Airtel có kế hoạch làm như vậy vào năm 2024. Tuy nhiên, khi thị trường di động lớn thứ hai thế giới được kết nối với mạng tốc độ cao thế hệ tiếp theo, không phải ai cũng có thể truy cập vì nó yêu cầu các thiết bị hỗ trợ 5G và nhiều cơ sở hạ tầng hơn.
“5G sẽ là một triển khai thú vị và khó khăn. Đơn giản là vì các tháp 5G... có phạm vi hoạt động thấp hơn nhiều so với các tháp 4G. Vì vậy, điều đó có nghĩa là để có được mức độ bao phủ như nhau, mật độ tháp cần phải cao hơn rất nhiều”, ông Sinha giải thích.
Để tạo điều kiện và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang 5G, Jio đang hợp tác với Google để phát triển điện thoại thông minh giá rẻ nhằm phục vụ cho thị trường hơn 600 triệu người dùng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm