Thị trường hàng hóa
Vài ngày sau sứ mệnh lên Mặt trăng thành công của Ấn Độ, nước này hiện đang hướng tầm nhìn tới Mặt Trời.
Báo cáo của ISRO cho biết tàu vũ trụ mang tên Aditya, nghĩa là “mặt trời” trong tiếng Hindi, sẽ được đặt trong quỹ đạo quầng quanh điểm Lagrangian 1 của hệ Mặt Trời - Trái Đất, nơi có thể quan sát được Mặt Trời mà không có bất kỳ vật cản nào.
Theo NASA, điểm Lagrange là các vị trí trong không gian nơi lực hấp dẫn của hai khối lượng lớn tạo ra “các vùng lực hút và lực đẩy tăng cường”. Lực sinh ra có thể được sử dụng để giữ nguyên vị trí và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu - và có thể được ví như “điểm đỗ” cho tàu vũ trụ.
Báo cáo của ISRO cho biết, vụ phóng này sẽ đặt đài quan sát trên không gian đầu tiên của Ấn Độ nghiên cứu về Mặt Trời và sẽ mang lại “lợi thế lớn khi liên tục quan sát Mặt Trời mà không có bất kỳ sự che khuất hay nhật thực nào”.
Sứ mệnh cũng sẽ cho phép nghiên cứu gió Mặt Trời, thứ có khả năng gây ra những xáo trộn trên Trái Đất, chẳng hạn như làm gián đoạn hệ thống liên lạc và định vị.
Chính phủ Ấn Độ đã dành ngân sách 46 triệu USD cho sứ mệnh này vào năm 2019 nhưng không công bố bất kỳ thông tin cập nhật nào kể từ đó.
Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ tư đặt chân lên Mặt Trăng với ngân sách ban đầu tương đối thấp là 75 triệu USD.
Các quốc gia khác đã đặt thành công tàu quỹ đạo để nghiên cứu Mặt Trời. Năm 2021, tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA đã được gửi tới vành nhật hoa của mặt trời để lấy mẫu các hạt và từ trường. Trước đó 1 năm, Tàu quỹ đạo Mặt Trời của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cũng đã được phóng.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm