Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 04/12/2022

Amazon mất 10% thảm thực vật trong gần bốn thập kỷ

Một báo cáo mới cho biết khu vực Amazon đã mất 10% thảm thực vật bản địa, chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, trong gần 4 thập kỷ. Đây là một khu vực có diện tích tương đương bang Texas ở Mỹ.

Từ năm 1985 đến năm 2021, diện tích rừng bị phá tăng từ 490.000 km vuông lên 1.250.000 km vuông. Đây là sự tàn phá chưa từng có ở Amazon, theo Mạng thông tin môi trường xã hội tham chiếu địa lý Amazon (Raisg).

 

Amazon đang bị tàn phá nặng nề. Ảnh: AP

Các con số được tính toán từ một vệ tinh giám sát hàng năm kể từ năm 1985 ở Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Brazil, Venezuela, Suriname, Guyana... Báo cáo là sự hợp tác giữa Raisg và MapBiomas, một mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học và công ty khởi nghiệp công nghệ của Brazil.

Raisg, một tập đoàn gồm các tổ chức xã hội dân sự từ các quốc gia trong khu vực, cho biết: “Những thiệt hại là rất lớn, hầu như không thể đảo ngược và không có kỳ vọng về sự thay đổi. Dữ liệu báo hiệu sự cấp bách về việc cần thiết phải có một hành động quốc tế đoàn kết và quyết đoán”.

Brazil, quốc gia nắm giữ khoảng 2/3 diện tích Amazon, cũng dẫn đầu về mức độ tàn phá. Trong gần 4 thập kỷ, 19% diện tích rừng nhiệt đới của nó đã bị phá hủy, chủ yếu là do việc mở rộng trang trại chăn nuôi gia súc được hỗ trợ bởi việc mở đường. Quốc gia này chiếm 84% tổng số vụ phá rừng trong giai đoạn này.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 trên tạp chí Nature, sự tàn phá quá lớn đến nỗi phía đông Amazon không còn là bể hấp thụ carbon cho Trái Đất mà trở thành nguồn carbon.

Nhà nghiên cứu Wayne Walker của Trung tâm Nghiên cứu Woods Hole cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu tại Lima, Peru: “Ít nhất khoảng 75 tỷ tấn carbon được lưu trữ trên khắp Amazon. Nếu tất cả lượng carbon đó phát ra trong bầu khí quyển, thì đó sẽ là khoảng bảy lần lượng khí thải hàng năm trên toàn cầu”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm