Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 06/07/2022

5 xu hướng bền vững trong hoạt động kinh doanh

Sự tác động của các vấn đề toàn cầu đối với nền kinh tế đã khiến xu hướng bền vững trở thành con đường bắt buộc cho các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và đi xa hơn trong tương lai.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia về kinh tế, tài chính, thời trang, thực phẩm, chuỗi cung ứng và du lịch hiện đang là các xu hướng thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Xu hướng thứ nhất: Tài chính bền vững

Tài chính bền vững
Tài chính bền vững

Một lĩnh vực quan trọng trong việc thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp và kinh doanh bền vững là tài chính. 
Đối với các nhà đầu tư, môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp chính là những yếu tố quan trọng. Những năm trở lại đay, các nhà đầu tư nhận ra giá trị của mô hình “Net Zero” (Không phát thải ròng) và dự đoán rằng trong tương lai, hầu hết hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng bởi tính bền vững. Vậy nên một số ngân hàng lớn đã cam kết đầu tư hàng nghìn tỷ USD cho hoạt động giảm biến đổi khí hậu như Bank of America và JPMorgan Chase.

Xu hướng thứ hai: Chuỗi cung ứng bền vững

Quản lí chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable Supply Chain Management – SSCM) được định nghĩa là việc tạo ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội nhập kinh tế, môi trường và xã hội với các hệ thống kinh doanh tổ chức chính được thiết kế để quản lí có hiệu quả và hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin, và dòng vốn gồm: các nguồn nguyên liệu, thông tin, dòng vốn liên quan đến mua sắm, sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc quản lý này nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tác liên quan và cải thiện khả năng cạnh tranh, khả năng phục hồi của tổ chức trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Chuỗi cung ứng bền vững
Chuỗi cung ứng bền vững

Tính bền vững của chuỗi cung ứng gắn với nỗ lực của các công ty trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường, con người trong hành trình sản phẩm từ việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô đến sản xuất, lưu trữ, giao hàng và liên kết vận chuyển. Theo các chuyên gia, tính bền vững cho phép chuỗi cung ứng hoạt động ổn định hơn. Để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, các chiến lược chuỗi cung ứng phải tính đến mối quan tâm về sinh thái và xã hội.

Xu hướng thứ ba: Thời trang bền vững

Hiện nay, công nghiệp thời trang đang được đánh giá là một ngành có nhiều lợi thế trong việc dẫn đầu xu thế bền vững. Do đó, các nhà nghiên cứu đã tìm tòi, thử nghiệm để cho ra đời những chất liệu an toàn, thân thiện với môi trường để làm nguyên liệu sản xuất phục vụ ngành công nghiệp thời trang.

Thời trang bền vững
Thời trang bền vững

Những thay đổi này tác động tích cực đến hoạch động kinh doanh và có thể mang lại các triển vọng về tài chính. Khoảng 60% các hoạt động thời trang bền vững sẽ yêu cầu đầu tư trả trước, nhưng đối với toàn ngành, 55% sẽ tiết kiệm được chi phí ròng. Người tiêu dùng cũng đang thúc đẩy ngành công nghiệp thay đổi, với 63% coi việc thúc đẩy tính bền vững của một thương hiệu là một yếu tố mua hàng quan trọng.

Xu hướng thứ tư: Du lịch bền vững

Du lịch bền vững
Du lịch bền vững

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), định nghĩa của du lịch bền vững (trong tiếng anh gọi là Sustainable Tourism) là một hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương về cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
Khi các hoạt động du lịch dừng lại do đại dịch, du lịch bền vững trở thành chủ đề được thảo luận rộng rãi. Tuy nhiên, cơ hội chuyển đổi sang các mô hình phát triển bền vững trong du lịch chỉ thành công khi thay đổi về quy đinh, hành vi người tiêu dùng và áp dụng các công nghệ tiên tiến.
Trong ngành hàng không, các công cụ tìm kiếm chuyến bay như Google bắt đầu hiển thị số lượng khí thải carbon trong các chuyến bay thuộc một số hãng hàng không để khách hàng có thể tùy chọn trả tiền giúp bù đắp lượng khí thải carbon. Hiện nay, nhiều doanh nghệp sản xuất ô tô đang suy nghĩ về những cách thức mới để biến xe điện thành phương thức di chuyển cho tất cả mọi người. Các thành phố cũng xem xét đổi mới hệ thống quản lý giao thông, bãi đậu xe tiên tiến... để giúp giảm lượng khí thải và tắc nghẽn.

Xu hướng thứ năm: Thực phẩm bền vững

Chế độ ăn uống bền vững là một chế độ ăn ít gây tác động đến môi trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng và đem đến cuộc sống lành mạnh cho con người ở cả hiện tại và trong tương lai.

Thực phẩm bền vững
Thực phẩm bền vững

Phân tích dữ liệu và cảm biến có thể giúp quản lý thực phẩm tốt hơn trong một số ngành công nghiệp. Đối với việc đánh bắt cá, nhiều công ty vẫn còn dùng phương pháp đánh bắt truyền thống. Với công nghệ tiên tiến, ngư dân không chỉ tăng sản lượng đánh bắt đồng thời có thể bảo vệ một số loài cá khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Việc gia tăng tính bền vững trong hoạt động đánh bắt các có thể giảm chi phí khoảng 11 tỷ USD và cải thiện được nguồn tài nguyên đại dương. Ngoài ra, để việc đánh bắt trở nên chính xác hơn, cảm biến và bigdata sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Nắm bắt được xu hướng của thị trường và nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp vạch ra được định hướng phát triển đúng đắn, phù hợp hơn trong tương lai.
 

Đọc thêm

Xem thêm