Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:40 17/01/2023

1% người giàu nhất “ôm” 63% tài sản được tạo ra trong 2 năm

Một báo cáo mới của Oxfam cho biết trong hai năm qua, 1% người giàu nhất đã tích lũy được gần 63% tổng số tài sản mới được tạo ra trên toàn thế giới.

Theo báo cáo của tổ chức từ thiện chống đói nghèo toàn cầu Oxfam, tổng cộng 42 nghìn tỷ đô la tài sản mới đã được tạo ra kể từ năm 2020. Trong đó, 26 nghìn tỷ đô la, tương đương 63% thuộc về 1% những người siêu giàu. 99% dân số toàn cầu còn lại chỉ thu được 16 nghìn tỷ đô la của cải mới.

“Một tỷ phú kiếm được khoảng 1,7 triệu đô la cho mỗi 1 đô la tài sản toàn cầu mới mà một người thuộc nhóm 90% dưới đáy kiếm được”, báo cáo được công bố khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới khai mạc ở Davos, Thụy Sĩ cho biết.

Cuộc sống thượng lưu ở Manhattan. Ảnh: Getty Images

Báo cáo gợi ý rằng tốc độ tạo ra của cải đã tăng nhanh, khi 1% người giàu nhất thế giới tích lũy được khoảng một nửa tổng số của cải mới trong 10 năm qua.

Báo cáo của Oxfam đã phân tích dữ liệu về quá trình tạo ra của cải toàn cầu từ Credit Suisse, cũng như số liệu từ Danh sách Tỷ phú của Forbes và Danh sách Tỷ phú theo thời gian thực của Forbes để đánh giá những thay đổi đối với tài sản của giới siêu giàu.

Nghiên cứu đối chiếu sự tạo ra của cải này với các báo cáo từ Ngân hàng Thế giới. Báo cáo cho biết vào tháng 10/2022 rằng mục tiêu chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030 có thể không đạt  được do đại dịch Covid-19. Covid-19 đã làm chậm lại các nỗ lực chống đói nghèo.

Gabriela Bucher, Giám đốc điều hành của Oxfam International, kêu gọi tăng thuế đối với giới siêu giàu. Bà nói rằng đây là “điều kiện chiến lược tiên quyết để giảm bất bình đẳng và khôi phục nền dân chủ”.

Trong thông cáo báo chí của báo cáo, bà cũng cho biết những thay đổi về chính sách thuế sẽ giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn thế giới.

“Đánh thuế những người siêu giàu và các tập đoàn lớn là cánh cửa thoát khỏi các cuộc khủng hoảng chồng chéo ngày nay”, Bucher nói.

Các cuộc khủng hoảng đồng thời trên khắp thế giới đến cùng lúc và cùng nhau tạo ra nghịch cảnh lớn hơn. Trong những tuần gần đây, các nhà nghiên cứu, nhà kinh tế học và chính trị gia cho rằng thế giới hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng do áp lực từ cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, biến đổi khí hậu và các áp lực khác đang va chạm với nhau.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm