Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 19/12/2022

1.000 tỷ USD - "mở màn" khủng hoảng năng lượng tại châu Âu?

Chịu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do chi phí năng lượng tăng cao, tuy nhiên đây mới chỉ là “khởi đầu” trong chuỗi khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ tại châu Âu, Bloomberg mô tả.

Sau mùa đông này, lục địa già sẽ phải nạp thêm khí đốt dự trữ mà vắng bóng hoặc nhỏ giọt nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, làm gia tăng sự cạnh tranh đối với các tàu chở nhiên liệu. Ngay cả khi có thêm nhiều cơ sở nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, thị trường dự kiến sẽ vẫn khan hàng cho đến năm 2026, khi năng lực sản xuất bổ sung từ Mỹ đến Qatar có sẵn. Điều đó đồng nghĩa với việc giá khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) leo thang chưa có thời gian ngơi nghỉ.

Theo tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels, Vương quốc Bỉ, trong khi các Chính phủ có thể giúp các công ty và người tiêu dùng hấp thụ phần lớn thiệt hại với hơn 700 tỷ USD viện trợ, thì tình trạng khẩn cấp có thể kéo dài trong nhiều năm. Với lãi suất tăng và các nền kinh tế có khả năng đã suy thoái, nguồn viện trợ cho hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu được dự báo sẽ tồi tệ hơn vào năm 2023. Ảnh minh hoạ: Internet.

Martin Devenish, giám đốc của công ty tư vấn S-RM, cho hay: “Làm một phép tính tổng tất cả mọi thứ từ gói cứu trợ, trợ cấp thì đó là một số tiền lớn đến nực cười. “Các Chính phủ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc quản lý cuộc khủng hoảng này vào năm tới”.

Hiện, ước tính có khoảng một nửa số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) gồng các khoản nợ vượt quá giới hạn 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối.

Bloomberg đã tính toán khoảng 1.000 tỷ USD từ dữ liệu thị trường khi người tiêu dùng và doanh nghiệp phải chịu hoá đơn năng lượng đắt đỏ, một số nhưng không phải tất cả được bù đắp bởi các gói viện trợ. Bruegel có một ước tính tương tự dựa trên nhu cầu và tăng giá, được công bố trong một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tháng này.

Việc gấp rút lấp đầy kho lưu trữ vào mùa hè năm 2021 mặc cho giá nhập đắt gần kỷ lục đã giúp an ninh năng lượng của lục địa già bớt chao đảo, tuy nhiên, thời tiết lạnh giá đang mang đến “cơn bão thực sự” cho hệ thống năng lượng của châu Âu. Tuần trước, Đức đã cảnh báo rằng không đủ khí đốt dù đã tiết kiệm và lượng lưu trữ khí đốt đã trở nên quan ngại.

Với nguồn cung hạn hẹp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã được yêu cầu giảm tiêu thụ. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), EU đã cố gắng hạn chế nhu cầu khí đốt thêm 50 tỷ mét khối trong năm nay, nhưng khu vực này vẫn phải đối mặt với khoảng cách tiềm năng là 27 tỷ mét khối vào năm 2023. Điều đó giả định rằng nguồn cung của Nga giảm xuống bằng 0 và nhập khẩu LNG của Trung Quốc trở lại mức năm 2021.

Nguồn chính của đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Tây Âu là Nord Stream, đã bị hư hại trong một hành động được cho là phá hoại vào tháng 9. Khu vực này vẫn đang nhận được một lượng nhỏ nguồn cung cấp của Nga thông qua Ukraine, nhưng việc điện Kremlin pháo kích dữ dội vào cơ sở hạ tầng năng lượng khiến tuyến đường này gặp rủi ro. Nếu không có đường dẫn khí này, việc nạp lại kho chứa sẽ rất khó khăn.

Để tránh tình trạng thiếu hụt, Ủy ban Châu Âu đã đặt ra các mục tiêu tối thiểu cho lượng hàng tồn kho. Đến ngày 1/2/2023, các bể chứa LNG phải đầy ít nhất 45% để tránh cạn kiệt vào cuối mùa nóng. Nếu mùa đông ôn hòa, mục tiêu là để mức lưu trữ ở mức 55%.

Nhập khẩu LNG vào châu Âu đang ở mức kỷ lục và các trạm nổi mới khánh thành đang giúp Đức nhận nhiên liệu. Hoạt động mua hàng do Chính phủ hỗ trợ đã giúp châu Âu thu hút hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng thời tiết lạnh hơn ở châu Á và khả năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế do Covid-19 có thể khiến điều đó trở nên khó khăn hơn.

Nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc có thể sẽ cao hơn 7% vào năm 2023 so với năm nay, theo Viện Kinh tế Năng lượng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Công ty nhà nước này đã bắt đầu đảm bảo nguồn cung cấp LNG cho năm tới, đặt công ty vào thế cạnh tranh trực tiếp với châu Âu về các lô hàng dự phòng. Sự sụt giảm lịch sử về nhu cầu của Trung Quốc trong năm nay tương đương với khoảng 5% nguồn cung toàn cầu.

Trung Quốc không phải là vấn đề duy nhất của châu Âu. Các nước châu Á khác đang chuyển sang mua thêm khí đốt. Nhật Bản, nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới trong năm nay, thậm chí đang xem xét thiết lập một kho dự trữ chiến lược, đồng thời Chính phủ cũng đang tìm cách trợ cấp cho việc mua hàng.

Trong năm nay, giá khí đốt tương lai ở châu Âu đạt trung bình khoảng 135 euro/ megawatt giờ sau khi đạt đỉnh 345 euro/ megawatt giờ vào tháng Bảy. Nếu giá quay trở lại mức 210 euro, chi phí nhập khẩu có thể lên tới 5%. Động thái này có thể đẩy cuộc suy thoái nông được dự báo thành một cuộc suy thoái sâu và các Chính phủ có thể sẽ phải nỗ lực rất lớn để đối phó.

Đối với những nước như Đức, vốn dựa vào năng lượng giá cả phải chăng để sản xuất các sản phẩm từ ô tô đến hóa chất, chi phí cao đồng nghĩa với việc mất khả năng cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc. Điều đó gây áp lực lên chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz trong việc duy trì hỗ trợ cho nền kinh tế.

Thách thức là tìm ra sự cân bằng giữa việc giữ cho các nhà máy hoạt động và các ngôi nhà được sưởi ấm trong thời gian tới trong khi không làm mất đi các khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo - được coi là cách bền vững nhất để thoát khỏi tình trạng siết chặt năng lượng.

Đọc thêm

Xem thêm