Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:02 09/08/2022

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp

Tháng 7/2022 xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp, ước đạt 260 triệu USD. Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đang có nhiều tín hiệu tích cực.

Trên cơ sở phân tích số liệu từ Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, nửa cuối năm 2022, xuất khẩu hàng rau quả sẽ khả quan hơn. Tháng 7/2022 xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp, ước đạt 260 triệu USD, tăng 0,3% so với tháng 6/2022, nhưng giảm 1,8% so với tháng 7/2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt ước 1,7 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đang có nhiều tín hiệu tích cực. Hoạt động thông quan mặt hàng rau quả qua các cửa khẩu biên giới đất liền với Trung Quốc thuận lợi hơn. Theo đó, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng sang thị trường này, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, bởi nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh.

Tín hiệu tích cực khi một số mặt hàng rau quả của Việt Nam gần đây được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc góp phần nâng cao trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong thời gian tới. Từ 01/7/2022, phía Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc; ngày 11/7/2022 Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã kí Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng của ngành hàng này vẫn chưa thể bứt phá trong năm 2022, nếu Trung Quốc chưa gỡ bỏ chính sách “Zero Covid” và xung đột giữa Nga và U-crai-na vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và tình hình lạm phát cao tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là rào cản đối với hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam theo quý năm 2020 - 2022

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Về thị trường, khu vực châu Á là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang khu vực này đang có xu hướng giảm, bởi trị giá xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm mạnh.

Đáng chú ý, hàng rau quả xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ và châu Âu tăng tỷ trọng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sang châu Mỹ đạt 162,1 triệu USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu sang châu Âu đạt 144,4 triệu USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Đây là các khu vực có tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng rau quả, vì vậy xuất khẩu hàng rau quả được vào các thị trường này, ngành hàng rau quả của Việt Nam có kỳ vọng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác và làm giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Do đó, việc nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu của các thị trường khó tính, kết hợp đa dạng hóa đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông sản để tránh phụ thuộc vào thị trường truyền thống sẽ thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng rau quả của Việt Nam trong thời gian tới.

Cơ cấu chủng loại hàng rau quả xuất khẩu

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Về chủng loại, trong cơ cấu chủng loại hàng rau quả xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu quả và quả hạch giảm, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, hàng rau củ và hoa tăng.

Chủng loại hàng quả và quả hạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên trị giá xuất khẩu chủng loại này giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022, đạt 1,1 tỷ USD, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chủng loại quả và quả hạch xuất khẩu tới khu vực châu Á chiếm 86% tổng trị giá xuất khẩu chủng loại quả và quả hạch.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quả và quả hạch trọng điểm trong khu vực châu Á, vì vậy xuất khẩu quả và quả hạch sang thị trường này giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến chủng loại quả và quả hạch xuất khẩu của Việt Nam giảm.

Với chính sách “Zero Covid”, khiến Trung Quốc tiên tục tăng cường các biện pháp phòng dịch, khiến tốc độ giao hàng chậm, hàng hóa bị ùn ứ ở các cửa khẩu, cảng biển. Cùng với đó, tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na làm chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng. Các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn khi giá nông sản không tăng mà thậm chí giảm, trong khi chi phí đầu vào tăng mạnh.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả trong quý 2/2022 đạt 830,2 triệu USD, giảm 2,2% so với quý trước, giảm 21,7% so với quý 2/2021. Trong nửa đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đạt 1,68 tỷ USD, giảm 17,1% so với năm 2021.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm