Thị trường hàng hóa
Xác định nhu cầu
Hiểu một cách đơn giản, thuyết trình là trình bày trước nhiều người về một vấn đề nhằm mục đích thuyết phục, cung cấp thông tin hoặc tạo sức ảnh hưởng cho người nghe. Trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, công việc, sẽ có nhiều lúc bạn cần trình bày các ý kiến, quan điểm trước đám đông. Khi đó, kỹ năng thuyết trình là vấn đề “mấu chốt” giúp bạn thuyết phục, tạo động lực cho những người xung quanh dù ở bất kể vị trí nào từ sinh viên thuyết trình luận văn hay bạn đang quản lý doanh nghiệp…
Mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm, góc nhìn, phương diện phân tích và góc nhìn khác nhau. Do vậy, việc ưu tiên quan điểm, nhu cầu, thái độ của khán giả là điều kiện tiên quyết cho việc thuyết trình thành công. Một trong nhiệm vụ đầu tiên người thuyết trình cần là phải xác định đối tượng mình muốn hướng đến. Việc này cực kỳ quan trọng, bởi nó sẽ giúp ta thuyết phục người nghe một cách nhanh chóng, trực tiếp và hiệu quả nhất.
Những diễn giả giỏi sẽ hiểu rằng các khán giả đang tìm kiếm thông tin trong hoàn cảnh cụ thể, không đầy đủ chi tiết, vì vậy đôi khi bản thân diễn giả phải trả lời được câu hỏi rằng mình có thể thêm điều gì thông qua bản thuyết trình đang dẫn dắt. Hãy thử một lần kiểm tra những mình muốn thuyết trình và cách truyền đạt thông tin của bản thân bằng cách hỏi quan điểm của khán giả. Các ưu tiên của họ sẽ hầu hết luôn khác với những ưu tiên của người diễn giả. Để tìm được sự đồng điệu giữa diễn giả và khán giả rất khó, không chỉ đòi hỏi phản ứng nhanh của người thuyết trình mà hãy chắc chắn bạn đang sử dụng một ngôn ngữ chính thức (Bao gồm cả tiếng mẹ đẻ và tiếng địa phương) với khán giả.
Nghiên cứu về khán giả
Diễn giả cần tìm hiểu các khán giả trước khi bạn lên kế hoạch cho bài thuyết trình của mình. Tỷ lệ thuyết trình thất bại sẽ giảm xuống khi diễn giả chủ động nói chuyện với người tổ chức sự kiện về những kỳ vọng và nếu có thể, hãy tiếp xúc trước với những người sẽ tham dự sự kiện đó. Việc tìm hiểu xem họ cần gì vừa giúp diễn giả biết mức độ hiểu biết của khán giả vừa đáp ứng được nhu cầu của khán giả rõ hơn từ đó áp dụng việc thuyết phục, thông tin, giáo dục, động viên, hay tổng hợp tất cả những thứ đó. Người thuyết trình càng hiểu mong đợi của khán giả, càng có thể đáp ứng họ tốt hơn.
Một bản thuyết trình có mục đích phục vụ rất khác so với một báo cáo bằng văn bản, thậm chí trong một vài trường hợp nó còn hơn cả một phương tiện thông tin. Một bản thuyết trình cho phép khán giả có được tri thức bằng cách xem, nghe và được truyền cảm hứng từ người dẫn dắt. Khán giả đến không phải chỉ để lắng nghe mọi thứ mà cá nhân thuyết trình biết về một chủ đề, mà để tiếp nhận những quan điểm phù hợp với họ. Hãy nhớ rằng khán giả họ có khả năng nhớ những chủ đề lớn, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn.
Nêu bật thông điệp
Người thuyết trình nên xác định rõ những thông tin cần thiết muốn truyền tải đến khán giả của mình, và tuyệt đối thuyết trình không ép buộc khán giả nhớ hơn ba thông điệp cốt lõi. Điều này đòi hỏi việc xây dựng bản thuyết trình kỹ, nó phải xoay quanh những điểm cốt lõi và thêm những chi tiết hỗ trợ, nhưng càng ngắn gọn càng tốt hơn khi thuyết trình. Hãy thuyết trình các điểm chính một cách dứt khoát và nhiều lần và đừng cố tỏ ra quá tinh tế hoặc thông minh. Tìm sự trùng khớp giữa những gì bản thân muốn nói và những gì khán giả muốn nghe bằng cách điều chỉnh nội dung bài thuyết trình và cách trình bày của mình cho phù hợp phong cách suy nghĩ của họ.
Cách diễn đạt các ý tưởng
Như đã nói, người thuyết trình càng đáp ứng tốt nhu cầu của khán giả, thì bài thuyết trình càng thành công. Vì vậy, khi nói bất cứ điều gì gì, từ ý tưởng đến sản phẩm, nội dung bài thuyết trình nên tập trung vào cách nó sẽ giúp ích cho các khán giả của mình ra sao, cách nó sẽ giải quyết các vấn đề của họ. Điển hình như việc bán hàng, đừng chỉ đưa ra một danh sách các tính năng của sản phẩm mà hãy thể hiện chúng dưới dạng các lợi ích.
Trong suốt bài thuyết trình, khán giả sẽ liên tục đánh giá cả mức độ đáng tin cậy và sức thuyết phục của diễn giả. Do đó, người thuyết trình cần phải có khả năng "đọc" được các phản ứng của họ để giải quyết mối quan tâm của họ. Các diễn giả thành công làm điều này bằng cách mời khán giả đưa ra nhiều câu hỏi và khuyến khích họ làm gián đoạn buổi thuyết trình, các câu hỏi và những bình luận của khán giả sẽ cung cấp những phản hồi quan trọng.
Một buổi thuyết trình là một cách cung cấp thông tin, truyền cảm hứng và thúc đẩy người khác. Cho dù khán giả là một nhóm các đồng nghiệp dễ tiếp thu, những khách hàng khắt khe, hoặc các nhà quản lý nghiêm ngặt, công việc của thuyết trình là tác động vào cách thức họ nghĩ và cảm nhận về thông điệp được truyền tải. Dù như thế nào, thì thành công của người thuyết trình vẫn phụ thuộc vào việc lập kế hoạch cẩn thận về nội dung và cách trình bày của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm