Thị trường hàng hóa
Nhắc tới đại bàng, chúng ta biết rằng đó là loài chim mạnh mẽ, được mệnh danh là chúa tể của bầu trời. Nhưng ít ai biết nó có thể sống đến 80 tuổi (tức là tương đương tuổi thọ của con người). Một con số khá lớn mà trong muôn loài, không phải con vật nào cũng đạt tới. Tuy nhiên, sự thật đằng sau tuổi thọ dài lâu ấy, đại bàng đã phải thay đổi hoặc là chết vào năm 40 tuổi.
Vào năm 40 tuổi, cơ thể đại bàng sẽ trở nên yếu đuối. Bộ lông, móng vuốt của nó đều trở thành yếu điểm, khiến nó không thể bắt con mồi hay bay lượn một cách nhẹ nhàng. Khả năng “sát thủ” của đại bàng dần kém đi theo thời gian và ở ngưỡng tuổi 40, nó đối mặt với nguy cơ chết đói.
Đại bàng buộc phải lựa chọn “thay đổi hay là chết”. Để có thể nối dài sự sống, nó phải trải qua hành trình tự thay đổi đầy “đau đớn” kéo dài trong nhiều tháng trời. Cách thay đổi của đại bàng cũng đòi hỏi nó phải mạnh mẽ hết cỡ. Để có chiếc mỏ mới, sắc cạnh, nó phải tự đập nỏ mình vào đá cho đến khi toét ra, chờ đợi mỏ mới mọc ra. Chiếc mỏ mới trở thành công cụ để nó tự nhổ từng sợi lông trên cơ thể và rồi lại đợi lông mới mọc ra.
Sau nhiều tháng lột xác đau đớn, đại bàng trở lại bầu trời với một cơ thể hoàn toàn mới, với đôi cánh mạnh mẽ, móng vuốt sắt nhọn. Có lẽ nhờ sự thay đổi mạnh mẽ đó mà đại bàng có thêm sức mạnh và niềm kiêu hãnh sống đến 80 tuổi.
Câu chuyện về sự thay đổi của đại bàng cho thấy tầm quan trọng của sự thay đổi. Trong mọi trường hợp, nếu bạn muốn tồn tại, muốn phát triển, bạn phải thay đổi. Đây chính là chìa khóa của thành công, thậm chí là chìa khóa để tồn tại.
Thay đổi là điều không dễ, thậm chí đầy khó nhọc và đớn đau. Nhưng kết quả bạn nhận được sẽ ngọt ngào vô cùng. Trong phát triển doanh nghiệp, câu chuyện về sự thay đổi cũng diễn ra tương tự. Nếu doanh nghiệp luôn cố chấp với cái cũ, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau. Đứng trước vô vàn sự cạnh tranh, một doanh nghiệp cũ rích, chắc chắn sẽ tụt lại và bị xã hội đào thải.
Trước những thách thức trong tình hình kinh tế đầy biến động, bản chất công việc cũng như cách vận hành doanh nghiệp rốt cuộc rồi sẽ thay đổi. Muốn tồn tại, doanh nghiệp phải có những thay đổi trong tư duy, cách làm để thích ứng với những điều kiện mới.
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng khiến thế giới hiện đại ngày nay đang chuyển dịch với tốc độ như vũ bão. Những mẫu mã hàng hóa, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,… liên tục được cập nhật. Do đó, nếu doanh nghiệp nhạy bén bắt kịp nhu cầu, thị hiếu thì sẽ thành công. Mỗi doanh nghiệp, mỗi chủ doanh nghiệp cần là những nhà lãnh đạo kiến tạo.
Cuốn sách sẽ chỉ ra cho các doanh nhân thấy tầm quan trọng của sự thay đổi và những minh chứng cụ thể về những thương hiệu đã thành công nhờ sự nhạy bén với thời cuộc của mình.
Một cuộc khảo sát được thực hiện cho thấy, trong 25 công ty đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo bình chọn của tạp chí Fortune trong năm 2000 và năm 2010, có tới 16 trong số 25 công ty đó rơi khỏi đỉnh cao chỉ trong vòng 10 năm. Và đó là hệ quả tất yếu của việc không thay đổi.
Những công ty tận tâm với sự tăng trưởng luôn đi trước đón đầu mong muốn của khách hàng, đáp ứng kịp thời và khiến khách hàng cảm thấy được chú ý, được săn sóc. Thông thường, cái gì mới mẻ đều dễ tạo dấu ấn và nhanh chóng giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế. Doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu thông qua thay đổi liên tục và kiến tạo triệt để.
Khi một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, mọi cổ đông, mọi bên liên quan – nhân viên, lãnh đạo, khách hàng, nhà cung cấp và nhà đầu tư – đều hạnh phúc và được hưởng những phần thưởng về mặt tài chính. Khi một doanh nghiệp không tăng trưởng, cũng chính các bên liên quan đó phải hứng chịu tổn thất tài chính, họ tưởng tượng về những ngày tháng tương lai tăm tối hơn hiện ra lờ mờ và cuối cùng họ bắt đầu tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nơi khác.
Và cuốn sách “Thay đổi hay là chết” sẽ mang đến những cách thức mới lạ để đổi hướng, xoay tròn và giải quyết con đường của bạn trong tương lai. Đây là một cuốn sách có nhịp độ nhanh, có góc nhìn độc đáo về tầm quan trọng vượt trội của sự thay đổi, đổi mới và kiến tạo – những yêu cầu chính để bất kỳ tổ chức nào cũng có thể thành công lâu dài.
Cuốn sách này không nói về việc thuê ngoài, cũng sẽ không chỉ cho bạn nên xây nhà máy của bạn ở đâu, làm thế nào để phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ, ai sẽ là khách hàng của bạn, mô hình kinh doanh của bạn sẽ trông ra sao, hoặc thậm chí bạn sẽ kinh doanh gì.
Nhưng cuốn sách sẽ dạy bạn cách tự tìm ra tất cả mọi thứ và cung cấp những bài học cùng các nguyên tắc, để ngay từ lúc bắt đầu, bạn đã có lợi thế vượt trội so với tất cả những người khác. Cuốn sách sẽ giúp bạn biết được những cá nhân và doanh nghiệp liên tục kiến tạo bản thân và tổ chức đã làm gì để luôn đi trước đón đầu.
Bạn sẽ biết phải từ bỏ những gì trong tư duy và định kiến, phải hành động từ đâu, phải lôi kéo người khác như thế nào để họ có chung suy nghĩ với bạn trong việc thay đổi và trên hết là học cách có một thái độ quyết đoán, dứt khoát để bứt phá ra khỏi vùng an toàn.
Nếu bạn đã sẵn sàng, cuốn sách “Thay đổi hay là chết” sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của bạn trở thành nhà kiến tạo của thời đại.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm