Thị trường hàng hóa
Chốt đơn hàng là một trong những việc quan trọng nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh thành công của một doanh nghiệp hay một cá nhân nhỏ lẻ. Thế nhưng, một số sai lầm phổ biến có thể khiến bạn để vuột mất những vị khách hàng tiềm năng của mình một cách đáng tiếc.
Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất để chốt sales thành công đó là bạn không nên nói thêm bất kỳ điều gì khi khách hàng đã sẵn sàng rút ví tiền. Bởi lúc này, nếu bạn vẫn tiếp tục quảng cáo về sản phẩm hoặc dịch vụ, rất có thể khách hàng sẽ cảm thấy bạn đang thiếu tự tin vào sản phẩm của mình. Khi đó, rất có thể xảy ra trường hợp khách hàng cân nhắc lại việc có nên mua sản phẩm đó hay không.
Vì vậy, nhiệm vụ của bạn khi đó không phải là tiếp tục nói về các tính năng của sản phẩm mà hãy chốt đơn hàng ngay, thông báo số tiền để khách hàng thanh toán và kết thúc cuộc giao dịch bằng cách “Cám ơn quý khách. Tổng đơn hàng của quý khách là … hoặc “Tôi sẽ gửi bản hợp đồng qua cho quý khách nhé”. Chấm hết.
Trong kinh doanh, việc khơi gợi thêm nhu cầu mua hàng của khách hàng là điều quan trọng mà nhà kinh doanh nào cũng cần phải biết và cần phải làm được. Thuật ngữ trong kinh doanh còn gọi đó là “Upsell”. Bằng cách “upsell” sẽ giúp bạn nâng được giá trị đơn hàng lên cao hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho đơn hàng đó của bạn thành công thì ông cho rằng “upsell” chỉ nên thực hiện khi giao dịch đó đã hoàn tất. Mọi thứ nên rõ ràng và theo đúng trình tự.
Càng nôn nóng bán thêm sản phẩm hay nâng cấp gói dịch vụ, càng khiến cho khách hàng cảm thấy bị “áp lực” và rối hơn. Vì vậy, cố gắng “upsell” vào lúc chốt đơn hàng không phải chiến lược tốt, đặc biệt nếu hợp đồng có giá trị cao. Ở mức độ nhẹ, việc này có thể trì hoãn, làm mất thời gian hoàn tất giao dịch. Còn ở mức nặng hơn là nó có thể làm mất toàn bộ đơn hàng. Đó chắc hẳn là một kết cục rất đáng tiếc mà chẳng ai muốn gặp phải.
Nếu bạn ở một thị trường cạnh tranh, có lẽ ý tưởng đầu tiên để chốt được nhiều đơn hàng hơn là hạ giá thành sản phẩm bằng các chương trình khuyến mãi. Mặc dù nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng một cuộc cạnh tranh về giá luôn có khả năng trở thành cuộc đua xuống đáy. Dĩ nhiên, bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng nhưng kiểu khách hàng tập trung vào giá hơn bất cứ điều gì khác có thể là "ác mộng" cho việc kinh doanh của bạn trong tương lai bởi thứ họ quan tâm chỉ là giá tiền, họ chỉ đến với sản phẩm của bạn vì giá cả, không phải vì thương hiệu hay chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Và như vậy thì đương nhiên tệp khách hàng đó cũng sẽ không thực sự hiểu giá trị sản phẩm của bạn.
Khi khách đồng ý mua hàng, hãy gửi hợp đồng càng nhanh càng tốt và khéo léo hối thúc họ ký ngay lập tức. Nếu bạn trì hoãn hay chủ quan vì đã chốt giao dịch thì đơn hàng của bạn vẫn có thể bị rớt bất cứ lúc nào. Bởi vì trong lúc chờ đợi, khách hàng của bạn có thể giảm bớt sự quan tâm của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ đó và dẫn đến cancel đơn hàng. Hoặc là họ có thể tìm thấy một đơn vị khác cung cấp có giá rẻ hơn. Đừng tin tưởng vào các thỏa thuận bằng miệng hay cuộc chat hứa hẹn. Mọi giao dịch chỉ có hiệu lực khi khách hàng chịu thanh toán hay ký vào văn bản của hai bên. Vì vậy, hãy cố gắng bám sát cho đến khi hợp đồng được ký kết hay đơn hàng được thanh toán.
Bạn tự tin và tự hào về sản phẩm của mình là một điều tốt và cần có, bất kể đó là sản phẩm/dịch vụ gì. Tuy nhiên, vẫn cần phải biết giới hạn của mình ở đâu. Đừng vì quá tự tin mà hứa hẹn, đảm bảo quá nhiều vì điều đó có thể dẫn đến những nghi ngờ không đáng có và khiến bạn có vẻ giống như đang quảng cáo lố bịch, phóng đại mọi thứ. Trong quá trình chuẩn bị chốt đơn hàng, hãy chỉ tập trung vào những gì bạn thực sự cung cấp mà thôi.
Người bán hàng nào cũng muốn kết thúc quá trình giới thiệu, tư vấn với khách hàng tiềm năng bằng một thoả thuận, nhưng không phải lúc nào việc chốt đơn hàng cũng diễn ra theo ý muốn. Vì vậy, khi khách hàng tiềm năng từ chối mua hàng, bạn có thể thử nỗ lực cuối cùng bằng cách:
- Đưa ra những bằng chứng chứng minh sản phẩm của bạn an toàn, uy tín, có thể giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. Thông tin đáng tin cậy có thể khiến khách hàng tiềm năng thay đổi quyết định.
- Đảm bảo với họ về chất lượng sản phẩm hoặc sẵn sàng hoàn tiền nếu có sai sót, ...
Đừng để những sai lầm này ngáng đường bạn trong quá trình chinh phục thị trường kinh doanh và chinh phục khách hàng của bạn nhé! Chúc các bạn thành công!
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm