Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 16/07/2022

Muốn thành công nói không với trì hoãn

Sự trì hoãn như là một cám dỗ mê hoặc. Nhận thức được hệ quả của nó, nhưng bạn vẫn không cách nào thoát ra được. Vậy hãy đọc cuốn “Muốn thành công nói không với trì hoãn” để tiếp cận với hướng giải quyết đơn giản nhưng cực kỳ thuyết phục.

Phần 1: Lý do chúng ta trì hoãn

Ở phần đầu, tác giả Damon Zahariades chỉ ra rằng, để thực sự hiểu được lý do khiến chúng ta trì hoãn thì điều quan trọng là cần phân biệt giữa con người chúng ta của hiện tại và của tương lai. Chúng cùng tồn tại nhưng luôn xung đột với nhau. Luôn có sự không liên kết giữa hai trạng thái vì chúng được thúc đẩy bởi những thứ hoàn toàn khác nhau. Khi đã hiểu được sự không nhất quán giữa hai phần con người mình bạn sẽ hiểu được từ những lý do khiến mình trì hoãn hành động. Phần này của cuốn sách “Muốn thành công nói không với trì hoãn” sẽ phân tích chi tiết những lý do đó.

Khi thảo luận từng lý do, độc giả hãy xem xét cách chúng ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định của con người hiện tại và con người tương lai của bạn. Lý do đầu tiên chính là sợ thất bại. Nỗi sợ có ảnh hưởng to lớn trong thói quen trì hoãn của chúng ta. Nó biểu hiện theo nhiều cách trong đó mạnh mẽ nhất là nỗi sợ thất bại. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra hàng loạt những lý do khiến con người trì hoãn: Chủ nghĩa cầu toàn, cảm giác bị choáng ngợp, sự lười biếng, nhàm chán, né tránh sự vất vả, tự vấn tiêu cực, sức chịu đựng kém, không biết bắt đầu từ đâu, không có khả năng đưa ra quyết định, … Ngay dưới những lý do đó, Damon Zahariades đã đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục. Những giải pháp này thực sự thiết thực, dễ áp dụng.

Tác giả Damon Zahariades bậc thầy trong việc làm chủ thời gian (Ảnh: Nguồn quốc tế) 

 Phần 2:  21 cách giúp bạn vượt qua sự trì hoãn của mình

Phần này, tác giả mang đến một kho tàng thủ thuật thiết thực cho độc giả có thể dùng để vượt qua thói quen trì hoãn. Đây là những biện pháp mà tác giả đã sử dụng để tránh thói quen trì hoãn của chính mình và ông cũng tin rằng, 100% chúng sẽ có hiệu nghiệm với bạn.  

Thủ thuật đầu tiên mang tên “Ăn con cóc trước”, tức là trước tiên hãy làm công việc khó khăn và quan trọng nhất. Nó là một tác vụ tồi tệ mà bạn muốn trì hoãn cho đến khi bạn không còn lựa chọn nào khác mà phải xử lý nó. Thủ thuật thứ hai là “10 phút đầu tiên”. Thủ thuật này chỉ ra rằng, một khi đã bắt đầu bạn sẽ thấy rằng công việc tiếp tục làm dễ dàng hơn nhiều. Đừng chỉ nghe tác giả nói, hãy tự mình thử thủ thuật này và bạn sẽ thấy nó hiệu quả như thế nào. Thủ thuật thứ ba mang tên “Tự thưởng mình”. Theo tác giả, thủ thuật này giúp bạn có thể tận hưởng các hoạt động vui vẻ mà vẫn hoàn thành tất cả các công việc. Điều quan trọng là cần tìm ra một hệ thống có thể giúp bạn đi đúng quỹ đạo trong suốt một ngày. Thủ thuật thứ tư mang tên “Lên kín lịch”. Tác giả giải thích, bạn càng để cho mình ít thời gian nhàn rỗi bao nhiêu thì bạn càng ít có xu hướng trì hoãn công việc bấy nhiêu. Vì vậy nếu bạn có thói quen trì hoãn hãy lấp kín quyển lịch hàng ngày của mình. Thủ tục tiếp theo là “Ưu tiên các công việc và dự án”. Điều này sẽ làm rõ vai trò của việc đó đối với mục tiêu của bạn. Việc xác định công việc quan trọng và hiểu được ảnh hưởng của nó với bạn sẽ giúp bạn ít có xu hướng trì hoãn nó hơn.

Ảnh minh họa 

Thủ thuật thứ sáu mang tên “Rút ngắn danh mục đầu việc hàng ngày”. Bởi lẽ khi phải đối mặt với một danh mục đầu việc dài vào cuối ngày, chúng ta sẽ cảm giác bị ngợp và bị chôn vùi dưới một núi công việc chưa hoàn thành. Điều đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng và dễ dàng trì hoãn hơn. Thủ thuật thứ bảy “Áp dụng luật Parkinson”, tức là bạn cần giới hạn thời gian để làm một công việc nào đó. Như vậy chúng ta sẽ có xu hướng tập trung hành động để hoàn thiện được nó một cách tốt nhất. Thủ thuật tiếp theo là “Nhờ người khác gia hạn thời gian cho bạn”. Thủ thuật 9 mang tên “Tận dụng thời gian năng suất nhất trong ngày”. Tức là bạn cần xác định thời điểm mà mức năng suất của bạn đạt đỉnh và tận dụng tối đa những khung thời gian đó trong ngày. Thủ thuật 10 là “Chịu trách nhiệm với người khác”. Thủ thuật này khuyên chúng ta nên nên thể hiện ý định của mình mình với người khác, điều này sẽ giúp thôi thúc chúng ta hành động bởi vì chúng ta không muốn phải thừa nhận thất bại. Đó là một động lực để ta hành động.

Ngoài ra, còn rất nhiều thủ thuật hữu ích mà phần 2 đề cập: Chia thành những bước nhỏ, tránh công việc nhàm chán, loại bỏ những vật gây xao nhãng môi trường, áp dụng phương pháp phân khúc thời gian, loại bỏ càng nhiều công việc không cần thiết càng tốt, tập trung vào từng công việc một, loại bỏ tư vấn tiêu cực, giới hạn xuống còn một lựa chọn, tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn trì hoãn.

Từng thủ thuật sẽ phù hợp với từng thời điểm và từng người. Hãy linh hoạt trong việc sử dụng và kết hợp chúng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cuốn sách đem đến những giải pháp thiết thực loại bỏ thói quen trì hoãn 

Phần 3: Khi sự trì hoãn giúp bạn hoàn thành công việc

Từ đầu tới giờ tác giả đã bàn về sự trì hoãn như một vật cản trở công việc. Tuy nhiên, đôi khi sự trì hoãn lại trở nên hữu ích. Phần 3 này không phải là để cho phép bạn trì hoãn công việc một cách vô cớ. Mục đích của nó không phải để nuôi dưỡng sự trì hoãn trong bạn. Trái lại tác giả giới thiệu hình thức khác của trì hoãn truyền thống là để giúp bạn cấu trúc tốt hơn ngày làm việc của mình, phù hợp với những công việc mà bạn dự định xử lý. Tuy nhiên sự trì hoãn chủ động chỉ dành cho những người làm việc tốt trong môi trường áp lực. Hơn nữa những người này rất có khả năng trong việc lựa chọn và phân bổ thời gian. Như vậy sự trì hoãn chủ động ảnh chỉ đem lại năng suất làm việc khi nó được áp dụng đúng cách.

Có một câu nói rất hay “Dù bạn có lãng phí bao nhiêu thời gian trong quá khứ bạn vẫn có toàn bộ ngày mai”. Đúng vậy, thời gian đã qua không cách nào níu kéo trở lại nhưng ngày mai bạn có thể hoàn toàn làm khác đi. Hãy tìm đến cuốn sách để kết thúc sự trì hoãn trong bạn nhé!

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm