Thị trường hàng hóa
Qua những trang hồi ký của người lính, sự khốc liệt của chiến tranh đã được tái hiện, đồng thời cũng cho thấy một tinh thần bất khuất của ông cha ta thời chinh chiến. Trong nửa thế kỷ về trước, những người lính tay ôm súng canh gác giữ hòa bình cho đất nước, họ phải cố quên đi cảm giác nhớ người thân, quên đi những bữa cơm gia đình để giữ trọn tâm trí cho những cuộc chiến.
Mặc dù chiến sự diễn biến căng thẳng, nhưng dưới ngòi bút lãng mạn của tác giả, người lính trong “Hồi ức một quân nhân” vẫn luôn mang một nét rất thơ. Nét thơ ấy đem lại cho độc giả cảm giác nhẹ nhàng khi đọc một cuốn sách viết về chiến tranh.
Ít ai có thể tưởng tượng rằng, trong những ngày cả miền Bắc sôi sục khí thế chống Mỹ, tác giả vẫn có thể cho ra đời một bài thơ ấn tượng:
Tôi đi trong ánh nắng chiều
Đồng quê duyên hải sáo diều nhẹ đưa
Diêm Điền đẹp lũy tre xưa
Sông xanh Trà Lý đung đưa mái chèo
Chân trời vọng tiếng bom reo
Quê hương chẳng trọn những chiều ấm êm
Từng bầy quỷ Mỹ cuồng điên
Định mang chết chóc dội trên đất này
Quê ta tay súng tay cày
Vùng lên giữ trọn những ngày nở hoa
Khắp nơi trai, gái, trẻ, già
Gái “ba đảm nhiệm”, trai “ba sẵn sàng”
Quê ta đẹp xóm, đẹp làng
Nước non vạn thuở đá vàng thuỷ chung
Tưởng chừng tiếng nói cha ông
Vọng trên bãi lúa, bờ sông, con đò.
Những câu thơ bình dị, chân thực ấy dù được đọc vào những năm bom đạn, hay thời kỳ hòa bình vẫn giữ nguyên giá trị như khơi dậy tình yêu đất nước của dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm “Hồi ức một quân nhân” được xuất bản nhất định sẽ thỏa mãn những độc giả đang cần tìm một trang hồi ký lột tả chân thực về người lính bộ đội cụ Hồ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm