Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 04/10/2022

Cách Shopee vươn lên trở thành ông lớn TMĐT hàng đầu Đông Nam Á

Shopee của Tập đoàn Sea (Singapore) nhiều năm gần đây đã trở thành sàn thương mại điện tử (TMĐT) số một Đông Nam Á nhờ vào nhiều chiến lược quan trọng. Tại Việt Nam, công ty đang dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 Website có lượng truy cập nhiều nhất trong tháng 8.

Vào năm 2015, Lazada Group (Lazada) là “ông vua” TMĐT Đông Nam Á. Trong khi đó, Shopee chỉ là một “nhân vật” mới xuất hiện và gần như không có gì nổi bật.  

Lazada càng như “nối dài cánh tay” trong lĩnh vực TMĐT khi sáp nhập với Alibaba vào năm 2016 với nhiều hứa hẹn mới. Kể từ đầu năm 2022, tổng số tiền đầu tư của Alibaba vào công ty TMĐT có trụ sở tại Singapore đã lên tới 1,3 tỷ USD. 

Ảnh minh hoạ 

Khoản đầu tư trên mang lại cho Lazada một “lợi thế lớn” so với các sàn thương mại điện tử trong khu vực và cho thấy Alibaba đang có những kế hoạch đầy tham vọng cho thị trường Đông Nam Á. Năm ngoái, họ đã nói với các nhà đầu tư rằng tập đoàn đang nhắm đến mục tiêu dài hạn là nâng tổng giá trị hàng hóa lên 100 tỷ USD, đồng thời kỳ vọng sàn TMĐT Lazada sẽ có thể phục vụ khoảng 300 triệu người dùng. 

Tính đến quý IV năm 2019, hai hãng bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Singapore là Shopee và Lazada chiếm 60% lượng truy cập vào các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, hiện tại Shopee đang dẫn dắt sự bùng nổ của xu hướng TMĐT ở Đông Nam Á, vươn lên trở thành nền tảng số 1 khu vực. Xếp hạng này được đo lường dựa trên số người dùng hoạt động trung bình hàng tháng. 

Năm 2015, Sea ra mắt nền tảng thương mại điện tử Shopee được điều hành bởi CEO Chris Feng và COO Terence Pang với đối tượng ưu tiên hàng đầu là người dùng di động. Sau khi Alibaba thâu tóm Lazada, các vấn đề trong nội bộ lãnh đạo công ty bắt đầu xuất hiện. Trong khi đó, Shopee đã âm thầm quan sát và lần lượt vượt qua nhiều cái tên đối thủ đã xuất hiện trước đó. 

Theo Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie, đi sau không phải là bất lợi. Ngược lại, họ có thể quan sát thị trường kỹ lưỡng hơn và xác định các xu hướng hoặc lĩnh vực cần cải thiện. 

Các nhà phân tích cho biết Shopee thành công nhờ vận dụng các yếu tố chiến lược quan trọng, đưa một công ty khởi nghiệp trở thành ông lớn trong lĩnh vực bán lẻ ở khu vực. Những yếu tố đó bao gồm: ưu tiên thiết bị di động, bản địa hóa ứng dụng, nâng cao trải nghiệm người dùng và hỗ trợ cho người bán. 

Theo đó, khu vực Đông Nam Á hiện có khoảng 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% kết nối Internet chủ yếu bằng điện thoại di động. Do đó, ngay từ đầu, Shopee đã thực hiện chiến lược thiết bị di động là kim chỉ nam và xu hướng của TMĐT trong khu vực.

Công ty ngay lập tức tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm và tương tác của người dùng trên thiết bị di động. Shopee nhận định, mua sắm trực tuyến thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người dùng trẻ, đặc biệt là những người lớn lên cùng công nghệ, thường xuyên giao tiếp, làm việc và giải trí trên các thiết bị.  

Hiện, hơn 95% đơn hàng trên nền tảng được thực hiện trên thiết bị di động. Công ty đang cung cấp các giải pháp mua sắm khép kín trực tiếp trong ứng dụng: khách hàng có thể xem sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi đơn hàng. 

Trong khi đó, người bán có thể sử dụng ứng dụng để chụp ảnh sản phẩm, tạo danh sách, theo dõi hoạt động của cửa hàng, nhận thanh toán và theo dõi việc giao hàng thông qua các công cụ hậu cần và thanh toán tích hợp. Cách làm này đã giúp Shopee tận dụng được sự tăng trưởng của lượng thuê bao di động.

Tiếp theo, Shopee xem Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, không phải là một thị trường riêng lẻ. Hiểu rõ mỗi quốc gia có những đặc điểm và thách thức khác nhau trong lĩnh vực TMĐT, Shopee đã thực hiện phương pháp tiếp cận bản địa hóa ở từng thị trường để mang lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến phù hợp cho các thương hiệu, người bán và người mua.

Việc hiểu rõ thị trường và hành vi người dùng giúp nền tảng này có thể đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, tại Indonesia, Shopee ra mắt Shopee Barokah để phục vụ người dùng theo đạo Hồi, đặc biệt là trong tháng ăn chay. Bên cạnh đó, Shopee phát triển 7 phiên bản ứng dụng khác nhau và nhiều lựa chọn thanh toán đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia.

Ảnh minh hoạ 

Một trong những đổi mới khác của Shopee là khả năng cung cấp trải nghiệm xã hội và cá nhân hóa cho người dùng. Về trải nghiệm cá nhân, Shopee dựa vào dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các mẫu và phân tích từ lịch sử duyệt web và mua sắm của người dùng. 

Thay vì chỉ tập trung vào việc tăng đơn đặt hàng và cạnh tranh về giá, người bán có thể giành chiến thắng bằng cách tương tác với khách hàng và xây dựng mối quan hệ thông qua việc xây dựng một cộng đồng lớn mạnh với các tính năng bao gồm: Shopee Live (phát trực tuyến); Shopee Games (một chức năng chơi game); Shopee Feed (Cho phép người dùng chia sẻ nội dung về những sản phẩm tại cộng đồng Shopee); Shopee Live Chat (chức năng trò chuyện giữa người mua với người bán). 

Ngoài ra, dữ liệu và AI còn được sử dụng để xác định các trường hợp nghi ngờ gian lận, hàng giả, hàng nhái, giúp người dùng yên tâm khi mua sắm. Đồng thời, các ví điện tử như Shopee Pay và AirPay cung cấp các phương thức thanh toán tiện lợi và an toàn, giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mới. 

Shopee cũng xây dựng các giải pháp củng cố hệ sinh thái các đối tác của mình. Ở cấp độ cơ bản nhất, Trung tâm người bán Shopee liên tục cập nhật các chức năng mới để đối tác theo dõi, quản lý hiệu suất bán hàng, thanh toán, hàng tồn kho và giao hàng của họ trên Shopee. Để đảm bảo nhiều doanh nghiệp hơn tận dụng được làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số và thời kỳ phục hồi hậu dịch Covid-19, nền tảng cũng cung cấp các khóa học và gói hỗ trợ cho người bán, hỗ trợ các đại lý áp dụng công cụ và tận dụng các xu hướng mới.

Theo báo cáo của Metric, 4 sàn TMĐT nổi bật nhất tại Việt Nam hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Theo thống kê từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022, Shopee là sàn TMĐT chiếm 72% thị phần thị trường Việt Nam với doanh số lên tới 43.118 tỷ đồng.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm