Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 05/09/2022

7 cách để giữ sự kiên định trước những thời điểm khó khăn

Khi khó khăn đang làm rung chuyển doanh nghiệp bạn đang chèo lái, bạn cần phải giữ vững sự kiên định của mình. Một số cách để bạn có thể duy trì sự gắn kết và văn hóa tích cực của doanh nghiệp đã được Mario Ciabarra, founder và CEO của Quantum Metric, chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Năm 2020 là một năm khó khăn đối với doanh nghiệp bởi ảnh hưởng từ đại dịch, mâu thuẫn chính trị, chiến tranh, lạm phát và suy thoái. Khó khăn chồng chất khó khăn và việc điều hướng chúng ở vị trí lãnh đạo của một doanh nghiệp trở thành một thách thức lớn. Các vấn đề liên tục được dấy lên và thị trường không còn an toàn nữa. Không ai biết ngày mai ẩn chứa những thử thách mới gì hoặc liệu chúng ta có phải đưa ra những quyết định khó khăn hay không.

Là một lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, Mario dự đoán được những khó khăn phía trước để cảm thấy sẵn sàng hơn để đối phó với nó. Tuy nhiên, anh ấy đồng cảm với điều những nhà lãnh đạo trẻ đang trải qua bởi chính anh ấy cũng đã từng trải qua ở vài năm trước đó.

Là những nhà lãnh đạo, chúng ta có thể thích tập trung hẳn vào công việc kinh doanh của mình, nhưng trong thế giới đầy biến động ngày nay, chúng ta cần phải tìm hiểu thế giới bên ngoài nhiều hơn. Không có cách nào để kiểm soát hoàn toàn các tác động bên ngoài và khả năng phục hồi nhanh là cách duy nhất để theo kịp. Những nhà lãnh đạo cần thể hiện thái độ này trong công việc hàng ngày, công ty, ban lãnh đạo, nhóm và quan trọng nhất là bản thân họ để có cơ hội thành công cao hơn. Dưới đây là bảy phương pháp để trở nên kiên cường hơn trước những thay đổi lớn.

Ảnh minh họa.

1. Nắm bắt sự thay đổi

Khả năng phục hồi là khả năng chống lại những thách thức và thích ứng với những hoàn cảnh bất ngờ. Để xây dựng nó, bạn phải dự đoán và đón nhận sự thay đổi. Khởi nghiệp một công ty đã đi kèm với sự thay đổi liên tục.

Khi một công ty tăng từ 50 lên 100 đến 500 người, nó sẽ thay đổi, và cách quản lý nó cũng vậy. Sẽ có cạnh tranh, kiện tụng, thiếu vốn, quá nhiều tài trợ, mở rộng công nghệ và những thăng trầm của doanh nghiệp. Hãy nắm lấy cơ hội trong những sự thay đổi đang hoặc sẽ diễn ra. Là một nhà sáng lập, bạn cần sẵn sàng cho bất kỳ thay đổi nào và giúp việc thích nghi với nó trở nên dễ dàng hơn.

2. Tập trung vào những gì quan trọng

Ngày nay, các vấn đề thường xuyên đến nỗi sau khi giải quyết được vấn đề này, những vấn đề mới sẽ tiếp tục cần được giải quyết. Nhắm mục tiêu ưu tiên trong hang loạt các vấn đề đòi hỏi phải giải quyết nhanh như vậy có thể giống như trò chơi đập chuột (Whack-A-Mole) vậy.

Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên đảm bảo bạn luôn giải quyết được những việc quan trọng, ngay cả khi những vấn đề mới liên tục được dấy lên. Để duy trì thành công, các công ty phải sắp xếp tối ưu những ưu tiên hàng đầu của họ và đánh giá lại danh sách đó một cách cẩn thận, có sự suy nghĩ và đồng thời đảm bảo họ làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu.

3. Trao quyền cho mọi người

Các nhà lãnh đạo trao quyền cho nhóm của họ để đưa ra quyết định trong thời gian nhanh nhất giúp họ linh hoạt hơn để thích ứng khi đối mặt với sự thay đổi liên tục. Nếu bạn yêu cầu nhân viên chờ quyết định của mình, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn cho những vấn đề vốn có thể được giải quyết bởi team của bạn.

Nếu tôi cung cấp cho team của mình thông tin về những yêu cầu và hướng dẫn của tôi để xác định mức độ ưu tiên, họ có thể hiểu tôi sẽ làm gì nếu tôi ở đó và tự mình đưa ra quyết định đúng đắn. Do đó, bạn cần truyền đạt các ưu tiên, mục tiêu và giá trị một cách rõ rang và cụ thể để mọi người có thể hành động một cách tự tin mặc cho những thay đổi liên tục.

Ảnh minh họa.

4. Cho team của bạn thấy tầm quan trọng của họ

Theo dõi sức khỏe tinh thần và sức khỏe của team là rất quan trọng trong những thời điểm khó khăn. Mục tiêu của công ty nên là tạo ra một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và đa dạng, đảm bảo cho sức khỏe tinh thần của nhân viên.

Đây là mục tiêu để các bạn xác định các ưu tiên của doanh nghiệp. Khi đối mặt với khó khăn thường hạnh phúc của mọi người sẽ trở nên mong manh hơn. Nuôi dưỡng hạnh phúc của team bạn và cam kết đối với sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên bởi vì ưu tiên của bạn với nhân viên sẽ khiến họ có động lực tiếp tục vượt qua các rào cản.

5. Làm chủ sự căng thẳng

Buông bỏ căng thẳng cho phép chúng ta đón nhận sự thay đổi dễ dàng hơn. Bạn cần trau dồi sự bình tĩnh trước những thay đổi hoặc khó khăn xảy tới. Bạn có thể phàn nàn hoặc thấy bất ngờ trước những biến cố ập đến nhưng bạn không thể để bản thân trở nên căng thẳng vì nó.

Thay vì căng thẳng khi mọi thứ làm phiền chúng ta, bạn cần rèn luyện tính kiên cường và thử để chúng qua đi. Việc giữ được sự bình tĩnh trước những tác nhân gây ra sự căng thẳng sẽ tăng cường hiệu quả giải quyết vấn đề của bạn hơn gấp nhiều lần.

Ảnh minh họa.

6. Cho phép bản thân mắc sai lầm

Hãy cho phép bản thân mắc sai lầm bởi chúng ta cần học hỏi từ nó. Mario Ciabarra đã kể lại một câu chuyện về một khách hàng từng hung dữ với anh và khiến anh mất bình tĩnh. Sau khi vị khách rời đi, Mario cũng nhận ra có lẽ mình đã nói sai. Anh ấy đã quyết định gửi email và gọi cho khách hàng để giải thích về khó khăn mà anh đã gặp phải khi đó.

Sáu tháng sau, khách hàng đó đã chi vài triệu đô la với doanh nghiệp của Mario và trở thành một trong mười khách hàng hàng đầu của họ vì họ đã nhanh chóng nhận ra sai lầm của mình và kiên trì sửa chữa mối quan hệ đó.

7. Tìm kiếm lời khuyên từ những nhà lãnh đạo vĩ đại

Tôi khuyên bất kỳ người sáng lập nào cũng nên tìm những nhà lãnh đạo mà họ tôn trọng và ngưỡng mộ để làm cố vấn. Một trong những người cố vấn của Mario, John Chambers, thành viên hội đồng quản trị, nhà đầu tư và bạn bè của anh, gần đây đã lặp lại những gì ông ấy nói với Mario vào đầu năm 2020: "Đây là thời điểm khi các công ty thành công tan rã và những công ty khác tan thành mây khói". Trong những thời điểm như vậy, việc tiếp cận với những người cố vấn để họ hỏi từ họ kinh nghiệm và sự hiểu biết có thể là lợi thế mà các công ty cần.

Tương lai vô định mang tới những sự thay đổi liên tục khiến chúng ta không thể nắm bắt hoặc kiểm soát được tình hình tốt. Để tiến về phía trước khi đối mặt với những vấn đề mơ hồ, chúng ta cần định hướng lại liên tục để giải quyết những gì quan trọng và cần ưu tiên nhất. Chúng ta càng nỗ lực vượt qua sự thay đổi và mơ hồ, chúng ta càng trở nên mạnh mẽ hơn để giải quyết những vấn đề tiếp theo phát sinh. Hãy hít thở sâu, thư giãn và cố gắng hết sức mỗi ngày để sớm đạt được những thành công bạn mong muốn

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm