Thị trường hàng hóa
Influencer là người dùng Instagram có đông đảo người theo dõi và mức độ tương tác cao. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Hubspot với sự tham gia của 1.067 nhà tiếp thị trên toàn cầu về thị trường tiếp thị năm 2022, kết quả cho thấy Influencer Marketing là một chiêu thức tiếp thị sinh lời với khả năng sinh ra tỷ lệ hoàn vốn ( ROI - Lợi tức đầu tư) cao nhất.
Trong hầu hết các trường hợp, một influencer sẽ đăng ảnh hoặc video về việc họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và thảo luận về trải nghiệm của họ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Khi làm việc với một người có ảnh hưởng trên Instagram, doanh nghiệp nên hợp tác với một người có khả năng tiếp cận trực tiếp tới khách hàng mục tiêu của bạn hơn là một người chỉ đơn giản là có lượng người theo dõi cao. Chẳng hạn, một thương hiệu mỹ phẩm có thể tìm đến một beauty blogger, vì những người theo dõi influencer này đa số đều quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp.
Tính năng Story cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh, video hoặc bài đăng của người dùng khác trên trong 24 giờ. Sau 24 giờ đó, “câu chuyện” sẽ tự động biến mất trừ khi được thêm vào hồ sơ dưới dạng Story nổi bật.
Instagram story mời chào khách hàng là những người theo dõi xem và tương tác với tài khoản của doanh nghiệp thường xuyên hơn. Với cách hoạt động như vậy, Story có thể chuyển đổi khách hàng ở giai đoạn “cân nhắc” sang giai đoạn “ra quyết định”.
Story sẽ biến mất sau 24h, cho nên chúng không khiến khách hàng khó chịu vì xuất hiện quá nhiều. Các nhà tiếp thị có thể đăng những mẹo vặt, thủ thuật trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm kinh doanh của thương hiệu. Đây là cách tự nhiên nhất để đưa sản phẩm xuất hiện trước khách hàng. Ví dụ, thương hiệu Lowe’s Home Improvement – nhà bán lẻ chuyên cung cấp các vật dụng gia đình, thường xuyên cung cấp các mẹo hữu ích cho những người theo dõi Instagram của họ về nhiều chủ đề trang trí nhà cửa và làm vườn.
Các nhà tiếp thị cũng có thể tận dụng Story để thể hiện cá tính của thương hiệu. Đó có thể là một meme hài hước, hình ảnh hậu trường buổi chụp ảnh quảng cáo, hay những đánh giá tích cực từ khách hàng đang sử dụng sản phẩm của công ty.
Story cũng là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp và nhà bán lẻ hiểu rõ hơn về khách hàng. Các nhà tiếp thị có thể tạo cuộc thăm dò ý kiến hay đặt câu hỏi cho người theo dõi. Và mục tiêu quan trọng nhất của Story chắc chắn là hướng người dùng đến các kênh bán hàng bằng cách gắn các liên kết cụ thể trong “câu chuyện”.
Mặc dù thời lượng tối đa của Story là 16s nhưng các nhà tiếp thị chỉ có 5s để giữ chân người dùng xem Story của mình. Do đó, thông điệp trên Story phải ngắn gọn, tránh kèm theo văn bản dài dòng.
Một lưu ý nhỏ khác là kích thước của Story khác với các bài đăng truyền thống. Thay vì khung vuông cổ điển, story thường chiếm toàn bộ màn hình điện thoại. Do đó, các nhà tiếp thị nên sử dụng những hình ảnh có tỷ lệ khung hình 9:16.
Khi so sánh với Facebook, Instagram có phần nghệ thuật và cá nhân hơn. Do đó, xây dựng một Instagram feed ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những khách hàng yêu cái đẹp. Dưới đây là một số cách cách tạo feed đồng nhất giúp tài khoản của doanh nghiệp gây ấn tượng với người dùng.
Một cách khác để các nhà tiếp thị trang trí cho trang cá nhân của thương hiệu là sử dụng Story highlight (Story nổi bật). Các Story nổi bật nên được nhóm lại theo danh mục để giúp khách hàng nhanh chóng tìm kiếm được những thứ họ cần.
HubSpot, công ty chuyên cung cấp dịch vụ phần mềm về tiếp thị, phân loại Story highlight của họ thành những mục tương ứng với những gì người dùng có thể muốn biết, như: Tips, Tăng trưởng, Tiếp thị, Công nghệ, Bán hàng. Cách tiếp cận này giúp HubSpot tạo ra một kênh truyền thông tiếp thị tốt hơn cho tất cả người dùng của họ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm