Thị trường hàng hóa
Thông tin trên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm, diễn ra vào ngày 26/8.
Theo đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, chậm nhất là đầu tuần sau thông báo hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất này cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Thời gian này, không chỉ được các ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp cũng đều đặt mối quan tâm về câu chuyện về room tín dụng. Nếu được nới room, gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% sẽ giải ngân dễ dàng hơn, đồng thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp bất động sản cũng được giải toả.
Trong khi đó, về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này vẫn giữ quan điểm điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và định hướng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế năm 2022 chỉ ở mức 14%.
Theo TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế cho rằng, sở dĩ Ngân hàng Nhà nước vẫn còn băn khoăn chuyện chưa nới room tăng trưởng tín dụng do hai lý do là lo ngại lạm phát, thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia trong bối cảnh lạm phát chủ yếu do chi phí đẩy, nếu chúng ta có thể kiểm soát giá xăng dầu và giá lợn thì có thể tự tin kiểm soát được lạm phát dưới 4%. Do đó, không nên quá lo ngại về lạm phát mà bóp nghẹt thị trường để có thể tận dụng được cơ hội phục hồi.
Ông Lực cho rằng, nếu chờ đợi đến quý IV/2022 mới nới room là hơi muộn và có thể sẽ mất cơ hội. Ngân hàng Nhà nước cần lưu ý đến vấn đề này và nên xem xét trong tháng 9 tới, bởi nếu không khơi thông sớm sẽ bị mất cơ hội, tăng nợ đọng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và nợ xấu ngân hàng tăng lên.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm