Thị trường hàng hóa
Về lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12,65 tỷ USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15,7% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,87 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 78% so với cùng kỳ.
Về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về số dự án mới (35,1%) và điều chỉnh vốn (65,8%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần (42,1%).
Đáng chú ý, Singapore dẫn đầu về tổng vốn đầu tư, chiếm hơn 1/4 tổng vốn. Tiếp đó là Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Về địa bàn đầu tư, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,2 tỷ USD, chiếm gần 17,8% tổng vốn đầu tư cả nước. Quảng Ninh đứng thứ hai với hơn 1,56 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP.HCM đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký gần 1,55 tỷ USD, chiếm gần 8,6% tổng vốn.
Xét về số dự án, TP.HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (39,1%) và góp vốn, mua cổ phần (70,1%). Hà Nội dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14%).
Những con trên cho thấy, thu hút FDI vẫn là điểm sáng trong thu hút đầu tư vào Việt Nam. Với những lợi thế về vị trí địa lý, cơ chế chính sách hấp dẫn và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm