Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 17/08/2022

Xuất khẩu hàng hoá sang Italia: Cảnh giác với nạn lừa đảo

Trước tình trạng lừa đảo tăng lên trong thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Italia khuyến cáo doanh nghiệp cần thận trọng khi xuất khẩu hàng hoá.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tiềm năng

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, nửa đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Italia đạt 3,18 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Italia 2,32 tỷ USD, tăng 26,6%, nhập khẩu 861 triệu USD, giảm 8,2%.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu máy móc, thiết bị, điện thoại và linh kiện, máy vi tính và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, sắt thép, cà phê, hàng dệt may, hàng thủy sản…; nhập khẩu máy móc thiết bị cơ khí, nhựa và các sản phẩm nhựa, dược phẩm, tủ bàn ghế, phụ kiện dệt may, đồ uống, rượu....

Theo Thương vụ Việt Nam tại Italia, là một thành viên của EU, khó khăn doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Italia cũng tương tự như xuất khẩu sang EU. Trong đó nổi cộm là tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về chứng nhận, bao bì...

Bên cạnh đó, khi hợp tác với các doanh nghiệp Italia, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp một số khó khăn riêng, như: Môi trường pháp lý rất phức tạp, đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả; các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường được đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đôi khi còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU.

Truyền thống thương mại của người Italia đã quen với các đối tác ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi là nơi có nhiều người châu Âu, người gốc Italia kinh doanh… khó chấp nhận đối tác mới.

Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giúp hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam có nhiều ưu đãi, có khả năng cạnh tranh và chen chân vào chuỗi cung ứng của đối tác Italia.

Nông sản- mặt hàng nhiều tiềm năng của Việt Nam xuất khẩu sang Italia trong nửa cuối năm 2022

Nông sản là điển hình. Trong nhóm hàng này, mật ong sẽ được xóa bỏ ngay thuế quan khi hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan; thủy sản có tới 51,8% các dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi EVFTA có hiệu lực, 25,4% dòng thuế được giảm dần trong vòng 4 năm, 18,3% số dòng thuế giảm dần trong vòng 6 năm và 4,5% số dòng thuế giảm dần trong vòng 8 năm; chè, cà phê 100% số dòng thuế được xóa bỏ về 0%; quế, hoa hồi, hạt tiêu, hạt điều, hoa quả có tới 86,3% số dòng thuế sẽ về 0%; gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm, đặc biệt EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, không áp dụng hạn ngạch.

Với mặt hàng công nghiệp: Động cơ điện, điện thoại và linh kiện, giày dép... những mặt hàng này 100%, 98% và 43% dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Thận trọng trong ký kết hợp đồng

Dù có nhiều cơ hội tăng xuất khẩu nhưng Thương vụ Việt Nam tại Italia khuyến cáo, doanh nghiệp cần cảnh giác với nạn lừa đảo có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.

Thương vụ Việt Nam tại Italia đang giải quyết rất nhiều vụ việc gian lận của doanh nghiệp Italia với doanh nghiệp Việt Nam. Một số hình thức lừa đảo như: Đối tác phía Italia không trả tiền hàng còn lại hoặc không giao hàng, sử dụng địa chỉ giả mạo…

Do vậy, doanh nghiệp trong nước hết sức thận trọng khi ký kết hợp đồng và phải sử dụng những phương thức thanh toán an toàn. Thường xuyên liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại để phối hợp xác minh tính chính xác thông tin đối tác, tránh bị lừa đảo.

Ngoài ra, để tận dụng tốt EVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang Italia doanh nghiệp trong nước cũng cần lưu ý: Tiếng Italia là ngôn ngữ chính thức và được sử dụng ở tất cả các vùng của Italia. Việc trao đổi thư từ với các công ty Italia, đặc biệt là những lần liên hệ ban đầu nên được ưu tiên bằng tiếng Italia.

Khi chuẩn bị sang Italia công tác hoặc lên lịch làm việc với đối tác, doanh nghiệp nên xem trước các ngày nghỉ lễ để chủ động sắp xếp thời gian phù hợp. Bên cạnh đó, từng địa phương sẽ có những ngày lễ thánh tùy vào truyền thống từng khu vực.

Tiền tệ chính thức ở Italia là Euro, USD không được chấp nhận rộng rãi. Dù ngân hàng cho phép mở tài khoản bằng USD nhưng phải đổi sang Euro khi sử dụng. Tất cả các ngân hàng thương mại được phép thực hiện các giao dịch ngoại hối.

Việc vun đắp và duy trì các mối quan hệ cá nhân là điều cần thiết để kinh doanh ở Italia. Do đó, việc tìm kiếm đúng đại lý, nhà phân phối hoặc đối tác kinh doanh của Italia là rất quan trọng. Thường không hiệu quả nếu dựa vào các đại lý đặt tại các thị trường lân cận như Pháp, Đức mặc dù có thị trường chung EU.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Italia, “chìa khóa vàng” của phép lịch sự kinh doanh thông thường, đặc biệt là trả lời kịp thời các yêu cầu báo giá và đơn đặt hàng là con đường tốt nhất để thành công. Những người kinh doanh ở Italia đánh giá cao việc trả lời nhanh chóng các câu hỏi của họ và mong đợi tất cả các thư từ được ghi nhận.

Thương vụ Việt Nam tại Italia có thể cung cấp, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam cả về phương thức thanh toán được sử dụng, điều khoản hợp đồng và chia sẻ thông tin thương mại khi đàm phán và cách thức thực hiện hiệu quả tránh rủi ro.

Đọc thêm

Xem thêm