Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:05 02/02/2024

Xu hướng giảm đối với thu thuế xuất nhập khẩu

Năm qua, tổng thu ngân sách của ngành Hải quan giảm 16% so với năm trước và dự báo trong những năm tới sẽ có chiều hướng tiếp tục giảm.

Nguyên nhân chính là do kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế giảm mạnh theo từng năm do phải thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan như đã cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam có hơn 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện, có quan hệ ngoại giao với gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với hơn 60 đối tác, chiếm gần 90% GDP toàn cầu. Đây là những cánh cửa lớn, đa chiều, vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức để Việt Nam phát triển hơn nữa, tự tin hội nhập toàn cầu, đa dạng hóa các nguồn thu ngân sách.

Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do cũng tồn tại những thách thức, một trong số đó là việc giảm nguồn thu ngân sách khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo cam kết. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động to lớn như thiên tai, dịch bệnh, xung đột chính trị, giá dầu biến động bất thường ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu ngân sách của ngành Hải quan.

Ảnh minh họa.

 

Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), từ 3 - 5 năm tới, các hiệp định quan trọng sẽ có bước cắt giảm rất sâu. Đơn cử như RCEP, CPTPP, thuế suất trung bình sẽ giảm 50 - 70% thuế suất trung bình hiện nay. Số lượng các dòng hàng trong Hiệp định EVFTA hưởng thuế suất 0% cũng sẽ tăng từ 6.000 dòng lên tới hơn 10.000 dòng.

Trong toàn ngành, ông Đặng Sơn Tùng - Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) cho hay, việc tham gia các hiệp định cắt giảm thuế quan đã ảnh hưởng trực tiếp ngay đến số thu ngân sách. 3 năm gần đây, số giảm thu do các hiệp định khoảng 13 - 17 nghìn tỷ đồng/năm.

Thu thuế xuất nhập khẩu có xu hướng tiếp tục giảm do các dòng thuế cắt giảm về 0% và sẽ có một số hiệp định nữa có hiệu lực thời gian tới. Số thu của năm 2024 dự kiến giảm khoảng 14 nghìn tỷ đồng bởi nguyên nhân này.

Cũng theo đánh giá của lãnh đạo Cục Thuế xuất nhập khẩu, từ 3 - 5 năm tới, các hiệp định quan trọng sẽ có bước cắt giảm rất sâu. Đơn cử như RCEP, CPTPP, thuế suất trung bình sẽ giảm 50 - 70% thuế suất trung bình hiện nay. Số lượng các dòng hàng trong Hiệp định EVFTA hưởng thuế suất 0% cũng sẽ tăng từ 6.000 dòng lên tới hơn 10.000 dòng.

Nhiều hiệp định đang bước vào giai đoạn cuối của lộ trình cắt giảm thuế quan. Đây là xu hướng tất yếu đòi hỏi ngành Tài chính cần tiếp tục cơ cấu lại các khoản thu, tăng thu từ nội địa một cách hợp lý; mở rộng cơ sở thu để bù đắp những thiếu hụt do giảm tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu.

Trong chức trách của mình, ngành Hải quan đang tích cực đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý, cắt giảm thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao.

Việc đổi mới được thể hiện từ quá trình xây dựng chính sách pháp luật thông qua nghiên cứu, tham gia soạn thảo Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế Bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan, các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết các luật này, Biểu thuế XNK ưu đãi, ưu đãi đặc biệt phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và cam kết quốc tế…

Quan trọng hơn nữa là sau khi chính sách pháp luật ban hành, việc tổ chức thực hiện được triển khai cụ thể, hiệu quả theo hướng hiện đại hóa. Chẳng hạn như, Tổng cục Hải quan ban hành chế độ kế toán thuế, áp dụng tập trung trong toàn ngành; quy trình thu theo nguyên tắc người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế, cơ quan hải quan thực hiện các chức năng quản lý thuế thông qua kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, vì vậy đã góp phần giảm chi phí giá thành sản phẩm, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí quản lý hành chính thuế.

Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, dự báo các nguồn thu chính từ các mặt hàng chủ lực, tình hình thực hiện hiệp định thương mại tự do, để thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh còn nhiều khó khăn tác động đến nguồn thu, ngay trong tháng đầu năm 2024, các đơn vị hải quan địa phương đã triển khai loạt giải pháp về tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu; đồng thời triển khai các giải pháp nghiệp vụ về chống thất thu ngân sách nhà nước, thu hồi nợ đọng.

Đọc thêm

Xem thêm