Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 27/08/2024

WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2024

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 đạt 6,1%.

Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam tháng 8/2024 với tiêu đề "Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn" của WB dự báo, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và 6,5% trong hai năm 2025, 2026. Những con số tăng trưởng này cao hơn so với mức 5% năm 2023.

WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2024

 

Trong báo cáo điểm lại tháng 8, WB nhận định kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức.

Dự báo trên của WB đã xét đến hiệu ứng xuất phát điểm cao hơn kể từ nửa cuối năm ngoái với giả định tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến chững lại trong nửa cuối năm nay và nhu cầu trên toàn cầu dự kiến chững lại nửa cuối năm nhất là tại Mỹ, hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Với thị trường bất động sản đang cho thấy dấu hiệu phục hồi, dự báo thị trường sẽ xoay chiều trong giai đoạn cuối năm tới đầu năm sau nếu giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và kết quả từ Luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 8.

Trong điều kiện xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng và bất động sản có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu trong nước sẽ vững vàng vào nửa cuối năm nay khi tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện, với tăng trưởng theo giá so sánh của tổng đầu tư và tổng tiêu dùng tư nhân dự kiến đạt lần lượt 5,8% và 5,6% trong năm nay.

“Lạm phát dự báo giảm từ 4,5% trong năm nay xuống còn 3,5% vào năm 2026”, cơ quan này nhận định.

Theo WB, rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là yếu tố bất định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là tăng trưởng của những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, liên minh Châu Âu và Trung Quốc.

Trong nước, thị trường bất động sản có thể hồi phục lâu hơn dự kiến, chất lượng tài sản của các ngân hàng yếu đi sẽ làm giảm năng lực cho vay.

Ở chiều ngược lại, chính sách tiền tệ nới lỏng hơn tại các nền kinh tế phát triển lớn đã bắt đầu kết hợp với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể thúc đẩy tổng cầu ở các nền kinh tế phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Điều này góp phần làm giảm chi phí huy động tài chính trên toàn cầu và thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa USD/VND, từ đó đem lại tác động tích cực cho ngành ngân hàng và khu vực tài chính ở Việt Nam.

Cũng trong báo cáo này, WB đánh giá bội thu ngân sách Nhà nước đạt mức 4,2% GDP trong nửa đầu năm nay so với mức 1,5% trong nửa đầu năm ngoái do tổng thu ngân sách cao hơn và chi ngân sách thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, thu ngân sách lên đến 19,5% GDP trong nửa đầu năm nay (tăng 1 điểm % so nửa đầu năm ngoái) do tăng thu từ vốn chủ yếu là từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các nguồn thu lớn từ thuế.

Chiều ngược lại, chi ngân sách giảm 1,6 điểm % từ mức 17% GDP của nửa đầu năm ngoái do giải ngân đầu tư công giảm và chi thường xuyên cũng giảm. Tuy nhiên, bội thu ngân sách lớn trong nửa đầu năm nay dẫn đến giảm nhu cầu huy động vay.

Đọc thêm

Xem thêm