Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:52 09/03/2023

Tiếp cận thị trường thực phẩm chế biến Algeria: Phương thức nào hiệu quả?

Cùng hợp tác đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là phương thức hữu hiệu giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường thực phẩm chế biến Algeria.

Ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho hay: Nền kinh tế Algeria chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu khí. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng hóa trong nước, giảm dần tỷ lệ phụ thuộc vào nhập khẩu như hiện nay.

Song song với đó, Chính phủ Algeria thực hiện chính sách cấm nhập khẩu với những hàng hoá trong nước có thể sản xuất được, chỉ cho phép doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu.

Riêng ngành công nghiệp thực phẩm của Algeria đang tạo ra 170.000 việc làm, doanh thu xuất khẩu đạt 500 triệu USD và là ngành chiến lược được Chính phủ của Algeria rất quan tâm. Với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, hiện gần như toàn bộ thực phẩm chế biến như sữa, rau quả đóng hộp, dầu oliu, thịt gia cầm, thịt cừu đều được sản xuất nội địa.

Tham tán Hoàng Đức Nhuận cũng thông tin: Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước được Chính phủ Algeria liên tục ban hành mới, mức độ ngày một cao. Năm 2019 Algeria đã áp dụng thuế phòng vệ bổ sung tạm thời với tỷ suất 30% - 200% cho mặt hàng nhập khẩu. Trong đó có mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến như dừa tươi, xoài nhập khẩu thuế phòng vệ lên tới 120%, chưa kể 53% thuế phí khác; mỳ ăn liền chịu thuế phòng vệ 70% cùng với các loại thuế phí khác lên tới 123%.

Tiếp cận thị trường thực phẩm chế biến Algeria: Phương thức nào hiệu quả?

Tháng 7/2020, Algeria ban hành thuế cấm nhập khẩu 13 loại trái cây nước này có thể sản xuất trong vụ thu hoạch, như cam, quýt mơ, đào, mận…

Tháng 9/2021 Algeria cấm nhập khẩu hải sản đóng hộp, xúc xích, sản phẩm từ sữa, thịt trắng, thịt đỏ được làm chín một nửa, thịt bò muối.

Tháng 4/2022, Algeria quy định tất các mặt hàng nhập khẩu phải có giấy phép của Cục Xúc tiến ngoại thương của Algeria chứng nhận là mặt hàng nhập khẩu chưa có sẵn trên thị trường nội địa.

Dù diện mặt hàng nhập khẩu bị thu hẹp, tuy nhiên Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria nhận định, một số mặt hàng nông sản, thực phẩm thô và sơ chế của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Algeria.

Đơn cử mặt hàng cà phê, mỗi năm Algeria nhập khẩu 130.000 tấn cà phê các loại, chủ yếu cà phê thô, cà phê xanh chưa rang xay. Khi nhập khẩu về, các công ty rang xay đồng thời là nhà nhập khẩu chế biến phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng và tiêu chuẩn Halal. Tổng thuế phí nhập khẩu cà phê xanh và cà phê chưa rang xay là 63%. Năm 2022 xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Algeria đạt 42.523 tấn, tương đương 85 triệu USD.

Mặt hàng hạt tiêu, nhu cầu nhập khẩu của Algeria khoảng 130 triệu USD, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu được 1.324 tấn, đạt 4,3 triệu USD, tổng thuế và phí nhập khẩu loại mặt hàng này là 83%.

Hạt điều, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu 6,5 triệu USD giá trị mặt hàng này sang Algeria, đây là mặt hàng xa xỉ, thuế nhập khẩu lên tới 83%.

Cùng đó là những mặt hàng thủy sản như cá nước ngọt, cá nước lợ, cá basa, cá ngừ và sữa bột…

“Nhìn chung nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Algeria chịu thuế rất cao, doanh nghiệp nước sở tại muốn liên doanh liên kết với doanh nghiệp Việt Nam chế biến và tiêu thụ các mặt hàng này tại Algeria”, ông Hoàng Đức Nhuận nhấn mạnh.

Ông Hoàng Đức Nhuận cũng lưu ý: Algeria là quốc gia hồi giáo, người dân không tiêu thụ đồ uống có cồn, thịt lợn, sản phẩm làm từ gia súc gia cầm giết mổ phải có chứng nhận Halal.

Việc tìm kiếm khách hàng, ưu tiên tiếp xúc khách hàng trực tiếp tại các hội chợ, hội thảo. Doanh nghiệp trong nước có thể tìm kiếm khách hàng qua thương vụ. Tuy vậy, do văn hóa kinh doanh, với khách hàng Algeria doanh nghiệp cần kiền trì do đối tác chậm trả lời.

Về thanh toán, có 2 phương thức có độ an toàn cao là LC không huỷ ngang và nhờ thu qua ngân hàng có đặt cọc ngoài Algeria.

Người dân Algeria thu nhập không cao có nhu cầu với hàng hoá giá cả vừa phải, doanh nhân thường xuyên tham khảo các nhà trung gian quốc tế của Trung đông, châu Âu, do vậy, doanh nghiệp cần chào giá hợp lý.

Để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng khả năng hợp tác đầu tư với đối tác Algeria, ngoài các hoạt động chuyên môn, Thương vụ Việt Nam tại Algeria sẽ tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế về nông sản thực phẩm và tổ chức hội thảo giới thiệu thị trường nông sản Việt Nam. Đề nghị doanh nghiệp, hiệp hội trong nước đồng hành cùng thương vụ để tăng hiệu quả của các hoạt động. Bên cạnh đó, tổ chức hội nghị kết nối giao thương tại các thị trường kiêm nhiệm.

Nằm ở khu vực châu Phi, Algeria là một trong số các thị trường mới được Bộ Công Thương hướng tới nhằm mở rộng xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành.

Đọc thêm

Xem thêm