Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:03 07/04/2023

Thực hành áp dụng ESG: Cơ hội cho doanh nghiệp “nâng tầm” giá trị

Không chỉ là đòi hỏi tất yếu, thực hành áp dụng ESG còn giúp doanh nghiệp “nâng tầm” giá trị và gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường.

Đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp

Phát biểu tại Hội thảo “Kinh doanh bền vững: Chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức vào chiều ngày 6/4, ông Nguyễn Phương Nam – Chuyên gia tư vấn Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) cho rằng, áp dụng ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) vào sản xuất kinh doanh đang là đòi hỏi tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay nếu muốn “nâng tầm” vị thế và gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường.

Áp dụng ESG vào sản xuất kinh doanh đang là đòi hỏi tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay nếu muốn “nâng tầm” vị thế và gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường

Cũng theo ông Nguyễn Phương Nam, thông tin tại một hội nghị trực tuyến thế giới về vốn xanh cho doanh nghiệp nhỏ diễn ra mới đây cho thấy, tất cả các doanh nghiệp châu Âu hay tổ chức tài chính châu Âu hiện nay nếu muốn đầu tư vào doanh nghiệp nào, thì doanh nghiệp đó phải có công bố báo cáo về ESG. Điều đó có nghĩa, ESG là yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp, nếu muốn thu hút đầu tư hay các nguồn tài chính xanh từ các doanh nghiệp, quỹ đầu tư châu Âu.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Liên minh châu Âu (EU) cũng đưa ra rất nhiều những quy định khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu vào khu vực này, đòi hỏi những hàng hoá đó phải được doanh nghiệp sản xuất trong quy trình thân thiện với môi trường, không sử dụng lao động cưỡng bức và gây tác hại đối với môi trường. Bản thân người tiêu dùng tại châu Âu, họ cũng chỉ lựa chọn mua sản phẩm của những doanh nghiệp sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường.

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tuấn - đại diện doanh nghiệp Saigon Co.op cho biết: ESG chưa phải là nội dung bắt buộc, tuy nhiên Saigon Co.op vẫn khuyến khích những doanh nghiệp đối tác của mình đi theo lộ trình giống như doanh nghiệp đã làm, đó là thay đổi từ nhận thức đến cách tiếp cận và ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để khuyến khích các đối tác áp dụng ESG, Saigon Co.op cũng xây dựng yêu cầu đầu vào với doanh nghiệp sản xuất, theo đó cùng một loại hàng hoá, sản phẩm như nhau, nhưng nếu doanh nghiệp áp dụng ESG sẽ được ưu tiên lựa chọn vào hệ thống của Saigon Co.op.

“Ngoài ra, Saigon Co.op cũng có những hoạt động để gắn kết doanh nghiệp có ứng dụng thực hành sản xuất tốt, giúp sản phẩm của doanh nghiệp đó tiếp cận được nhiều hơn với người tiêu dùng” – ông Nguyễn Thanh Tuấn thông tin.

Với những đòi hỏi trên, mặc dù theo quy định tại Việt Nam, những doanh nghiệp nào có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán thì mới buộc phải làm báo cáo về ESG. Tuy nhiên, trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu về thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có doanh thu chưa tới 100 tỷ nhưng cũng rất quan tâm, mong muốn áp dụng thực hành ESG vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điển hình trong số đó là Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Abavina.

ESG nâng tầm giá trị cho doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng thực hành ESG

Áp dụng thực hành ESG đang nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên để thực hiện được doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít thách thức liên quan đến vấn đề tài chính, nhân lực... rất cần nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ, định hướng để phát triển bền vững và phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hành áp dụng ESG, Sáng kiến ESG Việt Nam năm 2023 của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) do USAID tài trợ và Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) làm chủ dự án đã được triển khai.

Đây là sáng kiến nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm xã hội, góp phần thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững, hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về phát triển xanh – bền vững trong sản xuất, thâm nhập thị trường quốc tế cũng như gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Được biết, Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 – Đợt 1 được mở cổng đăng ký nhận hồ sơ từ 15/3-16/4/2023 sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chuyên sâu có trị giá lên tới 2 tỷ đồng cho Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc để thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến kinh doanh bền vững xuất sắc nhất.

Tất cả các doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia và đáp ứng các tiêu chí của cuộc thi sẽ được: Đào tạo nâng cao hiểu biết về ESG, các công cụ đánh giá ESG từ góc nhìn của nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các thị trường xuất khẩu trọng tâm, và các quy định pháp luật liên quan; Hỗ trợ tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước ở cả cấp trung ương và địa phương hỗ trợ hệ sinh thái kinh doanh bền vững nhằm phát triển mạng lưới, mở rộng quan hệ đối tác và học hỏi nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về áp dụng ESG, kinh tế tuần hoàn và kinh doanh bao trùm; Nâng cao năng lực và khả năng tiếp cận các chương trình hỗ trợ của nhà nước, quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng, và các tổ chức khác dành cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững tại Việt Nam.

Đối tượng tham gia Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 gồm các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, và hộ kinh doanh: Có không quá 500 nhân viên toàn thời gian; Hoạt động trong các lĩnh vực gồm nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, công nghệ thông tin, logistics, du lịch và sản phẩm hỗ trợ; Có mô hình kinh doanh tuần hoặc kinh doanh bao trùm hiệu quả, tạo ra lợi nhuận; Có kế hoạch chuyển đổi hoặc mở rộng mô hình kinh doanh bền vững; Cam kết hành động để chuyển đổi, nhân rộng sáng kiến kinh doanh bền vững.

Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 được chính thức công bố ngày 22/11/2022, nhằm giúp các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình áp dụng tiêu chuẩn ESG. Mục tiêu là đến năm 2025, Sáng kiến sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật ESG cho 300 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình, trong đó 10 doanh nghiệp sẽ nhận được các hỗ trợ bổ sung để thí điểm, triển khai hoặc mở rộng các mô hình kinh doanh ESG sáng tạo.

Thông qua Sáng kiến ESG Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư cho bền vững trong doanh nghiệp tư nhân, qua đó góp phần tăng cường sức cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm