Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:12 11/04/2023

Thúc đẩy số hóa để cà phê tiếp bước vào thị trường EU

Phiên bản quy định mới nhất của EU yêu cầu các công ty bán cà phê ở EU thu thập tọa độ định vị của trang trại sản xuất cà phê. Việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng để đáp ứng quy định về sản phẩm không phá rừng theo dự luật mới của EU.

Để thực hiện Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030, trong tháng 12/2022, EU đã đạt được thoả thuận cấm nhập khẩu một số sản phẩm trong trường hợp chúng được coi là góp phần thúc đẩy nạn phá rừng.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường khu vực Bắc Âu cho biết, theo dự luật mới, các sản phẩm nằm trong danh sách bị cấm gồm dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, cacao, gỗ và cao su, được xác định là những yếu tố thúc đẩy nạn phá rừng nếu có xuất xứ từ vùng đất rừng bị tàn phá sau tháng 12/2020. 

Luật sẽ yêu cầu các công ty đưa ra tuyên bố thẩm định chứng minh chuỗi cung ứng của họ không góp phần vào việc phá rừng trước khi họ bán hàng hóa vào EU và phải chứng minh được thông tin địa lý chính xác về vùng đất xuất xứ của sản phẩm. Việc không tuân thủ có thể bị phạt tới 4% doanh thu của công ty tại một quốc gia EU.

Khi các quy định mới có hiệu lực, tất cả các công ty liên quan sẽ phải tiến hành thẩm định nghiêm ngặt nếu đưa những mặt hàng này vào thị trường EU.

Các nước thành viên EU sẽ được yêu cầu thực hiện kiểm tra tuân thủ các quy tắc của luật mới đối với 9% công ty xuất khẩu từ các nước có nguy cơ phá rừng cao, 3% công ty xuất khẩu từ các nước có rủi ro phá rừng trung bình và 1% công ty xuất khẩu ở những nước có rủi ro phá rừng thấp.

Do vậy, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo không lấy cà phê từ nguồn có rừng bị phá hoặc suy thoái mới có thể xuất khẩu cà phê sang Liên minh châu Âu (EU) nói chung cũng như các nước Bắc Âu nói riêng. 

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, trong bối cảnh thay đổi chính sách, việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng để đáp ứng quy định về sản phẩm không phá rừng sắp tới.

Kể từ ngày 31/12/2020, việc bán cà phê có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc đất bạc màu đã bị cấm. Phiên bản quy định mới nhất của EU yêu cầu các công ty bán cà phê ở EU thu thập tọa độ định vị của trang trại sản xuất cà phê.

Các công ty có thể kết hợp dữ liệu này với các công cụ giám sát vệ tinh. Những công cụ này kiểm tra xem các công ty có đáp ứng các yêu cầu của quy định hay không và xác định các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ suy thoái đất và mất rừng. 

Đề xuất này cũng yêu cầu dán nhãn các quốc gia trồng cà phê là có rủi ro thấp hoặc rủi ro cao. Cà phê từ các vùng có rủi ro cao phải đáp ứng các yêu cầu thẩm định nhiều hơn so với các vùng có rủi ro thấp.

Việc thu thập dữ liệu là rất cần thiết ở mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng nếu các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê muốn duy trì hoạt động tại thị trường EU

Bên cạnh đó, tăng khả năng truy xuất nguồn gốc cũng là một khía cạnh quan trọng khác của quy định này. Đối với ngành cà phê, truy xuất nguồn gốc liên quan đến việc liên kết dữ liệu với một cá nhân hoặc một nhóm nhà sản xuất. Truy xuất nguồn gốc làm tăng yêu cầu thu thập dữ liệu cho tất cả các tác nhân trong chuỗi.

Việc thu thập dữ liệu là rất cần thiết ở mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng nếu các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê muốn duy trì hoạt động tại thị trường EU. Để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng cà phê, các tác nhân trong chuỗi cung ứng cần ghi lại dữ liệu mỗi khi hạt cà phê thay đổi chủ sở hữu.

Bên cạnh tọa độ địa lý của khu vực sản xuất, các loại dữ liệu khác cũng cần được báo cáo. Ví dụ: Số lượng nhà sản xuất trên mỗi lô; Số lượng và chất lượng của hạt cà phê; và Dự báo năng suất. 

Tất cả các yêu cầu dữ liệu giúp làm tăng tầm quan trọng của số hóa trong chuỗi giá trị cà phê. Các nhà xuất khẩu muốn sử dụng các giải pháp kỹ thuật số cần: Hiểu công cụ kỹ thuật số nào có thể sử dụng để thu thập dữ liệu định vị và truy xuất nguồn gốc; Hiểu liệu bạn có đủ kiến thức để sử dụng những công cụ này hay không. Có thể cần hợp tác để sử dụng các công cụ cụ thể; và Xác định các hoạt động quan trọng để thực hiện kế hoạch số hóa, theo dõi kết quả và chuẩn bị mở rộng quy mô.

Một số công nghệ các công ty cà phê có thể sử dụng 

Nhà sản xuất có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số khác nhau để thu thập dữ liệu định vị địa lý. Những công cụ này bao gồm:

Các ứng dụng sử dụng GPS của thiết bị để vẽ tọa độ khi đi bộ;

Máy bay không người lái có thể lập bản đồ bằng cách chụp ảnh từ trên cao; và

Các nền tảng phức tạp hơn cho phép vẽ các khu vực này từ bản đồ hoặc hình ảnh vệ tinh hiện có. 

Mỗi giải pháp này đều có những thách thức và cơ hội cụ thể. Tùy thuộc vào khả năng truy cập công nghệ, cơ sở hạ tầng, kiến thức, và ngân sách để quyết định cách tiếp cận phù hợp. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê ra thị trường thế giới trong năm 2022 với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 32% về trị giá so với năm 2021. Đây là khối lượng xuất khẩu cao nhất của ngành cà phê trong 4 năm qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước tới nay.

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 39% khối lượng xuất khẩu. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2022 đạt 689.049 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 25,8% về lượng và tăng 45,4% về trị giá so với năm 2021. 

Việc cà phê Việt Nam ngày càng chinh phục được thị trường quốc tế là nhờ các doanh nghiệp trong ngành đã tập trung cải cách, thay đổi, số hóa, sản xuất đa dạng các mặt hàng cũng như sản xuất nhiều sản phẩm tinh hơn, có chiều sâu hơn so với xuất thô như trước đây và có sự phát triển theo hướng bền vững, đa dạng hóa sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ từ vùng trồng cho tới chế biến thành phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Dự luật mới của châu Âu không chỉ đưa đến sự nghiêm ngặt đối với hàng cà phê xuất khẩu mà còn là một nhân tố có thể thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững hơn của ngành cà phê khi không chỉ tập trung vào việc mở rộng diện tích để tăng sản lượng mà cần chú ý hơn đến vấn đề năng suất.

Hơn nữa, việc EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó có cà phê là 0,1 mg/kg cũng là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành cà phê Việt Nam có những thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế dẫn đầu của Việt Nam, không chỉ về sản lượng, xuất khẩu, mà còn về chất lượng và quy mô của ngành.

Sang năm 2023 và những năm tiếp theo, ngành cà phê Việt Nam sẽ chú trọng đầu tư hơn vào khâu sơ chế, bảo quản. Việt Nam bước đầu hình thành công nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay, cà phê hòa tan và hệ thống kho bảo quản 2,36 triệu tấn/ năm.

Đọc thêm

Xem thêm