Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:25 26/04/2023

Thị trường tài chính tiêu dùng: Tiềm năng lớn nhưng bộc lộ nhiều bất ổn

Có tiềm năng lớn, nhưng thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, bất ổn cần sớm được khắc phục.

Tiềm năng từ thị trường 100 triệu dân và tăng trưởng kinh tế

“Thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam có vai trò và tiềm năng rất lớn, tuy nhiên thực tế đang bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, bất ổn khi cơ quan chức năng liên tục phát hiện, triệt phá nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như thu hồi nợ”, đó là thông tin được TS Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Biên tập tạp chí Nhà đầu tư đưa ra tại Toạ đàm “Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam” do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức vào ngày 25/4, tại Hà Nội.

Thị trường tài chính tiêu dùng: Tiềm năng lớn nhưng bộc lộ nhiều bất ổn

Cũng đánh giá về tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, ông Lê Quốc Ninh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mccredit) cho rằng: Với dân số khoảng 100 triệu người, độ tuổi trung bình trẻ (33,7 tuổi), Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng.

“Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam ở mức 7-8%/năm, cũng là tốc độ tăng trưởng thuộc Top cao và có sự ổn định trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng này là tiền đề cho niềm tin về mặt thu nhập và mức độ tiêu dùng của người dân, người lao động ngày càng gia tăng” - ông Lê Quốc Ninh khẳng định.

Để phục vụ và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người dân, Chính phủ cũng có Quyết định 149 về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia với nhiều giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nhất là các đối tượng dưới chuẩn, không có khả năng tiếp cận các ngân hàng thương mại từ các tổ chức tài chính vi mô, hệ thống các quỹ tín dụng và các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Hiện đã có 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho vay tiêu dùng cho đối tượng chủ yếu là những người yếu thế, thu nhập không ổn định, khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt. Đến ngày 31/12/2022, tổng dư nợ 16 công ty tài chính do nhnn cấp phép đạt trên 220.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,87% so tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống.

Thị trường tài chính tiêu dùng: Tiềm năng lớn nhưng bộc lộ nhiều bất ổn
TS. Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên tập tạp chí Nhà đầu tư phát biểu tại toạ đàm

Giải pháp lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng

Bên cạnh thuận lợi, ông Lê Xuân Đồng, CFA, Giám đốc điều hành Khối dịch vụ Nghiên cứu thị trường và tư vấn Fiin Group cho biết: Thị trường tài chính tiêu dùng bao gồm kênh tín dụng chính thức hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và kênh phi chính thức hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự, nhóm này bao gồm cả những tiệm cầm đồ, những tổ chức hoạt động theo hình thức tín dụng đen.

Dù Việt Nam có thị trường tài chính tiêu dùng tiềm năng, nhưng về quy mô còn kém xa với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Thị trường này đang gặp nhiều thách thức cả trong hiện tại và thời gian tới khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn sau đại dịch Covid-19. Mặt khác, còn nhiều bất cập trong việc thực thi và quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng.

Liên quan đến nợ xấu cho vay tiêu dùng, thông tin từ toạ đàm cho thấy, tỷ lệ khách vay “không trả nợ” ngày càng cao. Tính đến cuối năm 2022, tính chung nợ xấu của 16 công ty tài chính tăng 23,09% so với thời điểm 31/12/2021 và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.

Thị trường tài chính tiêu dùng: Tiềm năng lớn nhưng bộc lộ nhiều bất ổn
Đại biểu tham dự toạ đàm

Một vấn đề nữa cũng được các chuyên gia đề cập tại toạ đàm, đó là thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện, triệt phá nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như thu hồi nợ. Hiện tượng này bắt nguồn từ việc, nhiều doanh nghiệp không được cấp phép, nhưng vẫn tiến hành hoạt động cho vay; không ít doanh nghiệp tự áp đặt lãi suất và phí vay cao trái quy định. Đặc biệt, tình trạng đòi nợ thuê núp bóng công ty luật, công ty mua bán nợ với các hình thức “khủng bố” người vay và người thân của người vay tiền, cưỡng đoạt tài sản, gây bức xúc, hoang mang trong nhân dân, tác động lớn đến trật tự, an toàn xã hội và tác động đến hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép.

Nếu tình trạng khó khăn trên tiếp tục kéo dài, các công ty tín dụng chính thống sẽ “co cụm” lại, khi đó sẽ ảnh hưởng đến chiến lược tài chính toàn diện của quốc gia và tín dụng đen lộng hành. Theo đó, để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia kiến nghị, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Đồng thời với đó, chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp để thực hiện tốt các chính sách về tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tín dụng tiêu dùng, phối hợp để thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất cho nông dân, công nhân và người dân lao động có thu nhập thấp; tiếp tục siết chặt, kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp có hoạt động cho vay, thu hồi nợ không đúng quy định pháp luật.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng chính sách, cơ chế quản lý riêng theo đặc thù ngành đối với mảng tài chính tiêu dùng. Tạo điều kiện cho công ty tài chính có môi trường hoạt động thông thoáng, an toàn và tuân thủ để có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người đi vay đối với tổ chức tín dụng; các chế tài xử phạt với người đi vay cố tình chây ỳ trả nợ. Đẩy mạnh truyền thông danh sách các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động và quản lý, để khách hàng hiểu được và không “đánh đồng” hoạt động của các công ty tài chính được cấp phép với các đơn vị không được cấp phép.

Với Bộ Công an, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần điều tra, xử lý nghiêm minh đối tượng “tín dụng đen” bất hợp pháp, các tổ chức đòi nợ thuê “tín dụng đen”; phối hợp chính quyền địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phương thức, hậu quả của “tín dụng đen” để người dân hiểu, cảnh giác và không tham gia. Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương siết chặt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen…

Đọc thêm

Xem thêm