Thị trường hàng hóa
Thị trường hàng không nội địa đã phục hồi hoàn toàn so với trước khi dịch bệnh bùng phát nhưng thị trường quốc tế phục hồi rất chậm. Vận chuyển hành khách trong nước tăng 12% so với năm 2019. Vận chuyển hàng hoá quốc tế tăng nhưng nội địa giảm.
Tuy nhiên doanh thu lại không tương ứng, do giá nhiên liệu và một số giá đầu vào tăng lên, các hãng hàng không vẫn bị lỗ và tính thanh khoản không được cải thiện nhiều.
Sự phục hồi không đồng đều ở các doanh nghiệp trong ngành hàng không, trong các chuỗi cung ứng ngành hàng không.
Khi các doanh nghiệp kinh doanh trong vận chuyển hạ tầng có sự phục hồi mạnh mẽ thì các hãng hàng không vẫn gặp khó khăn, phải giải quyết những vấn đề bất lợi của dịch bệnh để lại; đặc biệt là sự mất cân đối của dòng tiền trong 2 năm dịch bệnh bùng phát.
Thống kê hiện hàng không đã phục hồi trở lại, đặc biệt các mảng hàng không có tần suất bay cao, như tại cảng hàng không Phú Quốc đạt 100 chuyến bay/ngày. Các doanh nghiệp hàng không chuẩn bị khá kịp thời cho giai đoạn phục hồi, mở các đường bay mới,…
Ông Phạm Việt Dũng cũng chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp hàng không hiện nay.
Điển hình là trên thế giới vẫn diễn ra những xung đột, liên quan đến việc triển khai các đường bay, phải điều chỉnh bay vòng, bay xa, tác động tiêu cực đến hoạt động của hàng không. Giá xăng dầu ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn các doanh nghiệp.
Tình hình dịch bệnh tuy đã có giảm những chưa hoàn toàn triệt tiêu, vẫn còn những tiềm ẩn nguy cơ cả quốc tế lẫn trong nước.
Nhiều nước vẫn thận trọng trong việc mở cửa bầu trời, đặc biệt là những nước có lượng khách lớn đến với Việt Nam, khiến thị trường hàng không mất một lượng khách lớn, chậm quá trình phục hồi các đường bay quốc tế.
Một yếu tố nữa liên quan đến cơ sở hạ tầng của ngành hàng không dù được tăng cường rất nhiều. Nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng, còn những điểm nghẽn về hạ tầng, đặc biệt đối với những sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm