Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:41 12/06/2024

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ phân hóa sâu sắc

Với khoảng cách xa giữa nhóm dẫn đầu và nhóm cuối, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bị phân hóa sâu sắc. Trong khi các nhóm các DN lớn tiếp tục bao phủ quá 2/3 thị phần thì cơ hội cho các DN còn lại là khá hạn hẹp.

Số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, từ 2019-2023, Top 10 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ đang chiếm đến 78% doanh thu. Đây là các DN sở hữu mạng lưới phân phối rộng và thương hiệu mạnh. Có thể kể đến một số tên tuổi như PVI, Bảo Việt, PTI, Bảo Minh, MIC… Nhóm này luôn duy trì được vị thế dẫn đầu liên tục trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ phân hóa sâu sắc

 

Các doanh nghiệp thuộc top 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dẫn đầu thị trường này đa số được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hệ sinh thái tập đoàn Nhà nước, tổ chức tín dụng đứng phía sau.

Đơn cử, đứng đằng sau PVI đó là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PTI là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, VBI là Ngân hàng Vietinbank, hay như Bảo Minh, Bảo Việt là 2 DN bảo hiểm phi nhân thọ lâu đời nhất tại Việt Nam...

Ngoài ra, yếu tố tạo sự khác biệt và tăng sức cạnh tranh cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu là khả năng am hiểu thị trường và khách hàng qua đó thiết kế ra những sản phẩm phù hợp nhất, cũng như tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, thông qua việc xây dựng và đào tạo được đội ngũ tư vấn viên có trình đô chuyên môn cao, cùng với khâu giải quyết bồi thường được quan tâm và đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng.

Trái ngược với nhóm dẫn đầu, 22 doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 22% thị phần. Điểm đáng chú ý, trong nhóm xếp dưới này có những cái tên được kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến tốt trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam khi đang có sự đồng hành của các nhà đầu tư nước ngoài. Thế nhưng, cho dù được kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến tốt nhưng vẫn còn cách khá xa so với nhóm nằm trong top về doanh thu và thị phần.

Trong sự cạnh tranh khốc liệt, những thương hiệu nhỏ đang ngày bị khó khăn và đang nỗ lực tìm chỗ đứng trên thị trường, cụ thể: BIC, BSH, PJICO, VNI, GIC và ABIC... Thậm chí, có doanh nghiệp còn bị giảm thị phần như ABIC từ 3,3% năm 2019, xuống còn 2,8% năm 2023, GIC cũng mất 0,4% thị phần trong 4 năm từ 2,6% xuống còn 2,2%. Tương tự Bảo Long giảm 0,4% thị trường khi chỉ còn chiếm 1,8% năm 2023 so với con số 2,2% cách đây 4 năm.

Các chuyên gia nhận định, phần lớn các DN nhỏ này đều nhận rõ bất lợi của mình trong cạnh tranh và sớm tìm đến các đối tác ngoại như một hướng mở để phát triển với kỳ vọng nhiều về sự hỗ trợ từ tài chính, quản trị và thị trường. Tuy nhiên, thực tế thì đến nay đa số đều không như mong đợi.

Với đặc thù của bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thì bảng xếp hạng thị phần Top 10 của nhóm bảo hiểm phi nhân thọ khó có sự thay đổi lớn trong thời gian tới và thị trường tiếp tục phân hóa sâu sắc. Trong khi các nhóm các DN lớn tiếp tục bao phủ quá 2/3 thị phần thì cơ hội cho các DN còn lại là khá hạn hẹp.

Đọc thêm

Xem thêm