Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 01/10/2024

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Việt Nam cần xây dựng hệ thống chính sách toàn diện, linh hoạt

DNVN - Kinh tế tuần hoàn không chỉ là một lựa chọn, mà là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều này, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống chính sách toàn diện và linh hoạt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp

Nhiều thách thức, hạn chế

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang trở thành một xu hướng tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Đây là mô hình kinh tế dựa trên nguyên tắc "đầu ra của sản phẩm này là đầu vào của sản phẩm khác", tạo ra một vòng lặp khép kín, giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, quá trình thực hiện KTTH tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự đổi mới trong tư duy và cách tiếp cận.

Tại diễn đàn "Thực hiện KTTH ở Việt Nam trong điều kiện mới" ngày 25/9 tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh, KTTH là một trong những nội dung quan trọng để Việt Nam thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình này. Việt Nam có nhiều cơ hội để thực hiện KTTH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhận thức về KTTH vẫn còn nhiều hạn chế, từ cấp quản lý cho đến doanh nghiệp và người dân.

Chuyên gia nêu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn.

Nêu những khó khăn, thách thức trong thực hiện KTTH ở Việt Nam, Thượng tướng, PGS, TS Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, n hận thức về KTTH còn nhiều hạn chế. Nhận thức của người nông dân, doanh nghiệp, HTX, người tiêu dùng về KTTH chưa đầy đủ, thiếu nhận thức và hiểu biết về KTTH ở cấp quản lý, sản xuất và tiêu dùng.

Trong khi đó, tư duy hệ thống trong hoạch định, điều hành chính sách, pháp luật và thực tiễn sản xuất, kinh doanh chưa đồng bộ, hiệu quả. Hệ thống pháp luật về KTTH còn phân tán. Cơ chế chính sách đặc thù, thử nghiệm cho phát triển KTTH chưa được ban hành.

"Đặc biệt còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính cho phát triển KTTH. Đầu tư cho hoạt động R&D, KHCN cho phát triển KTTH còn hạn chế, chưa có sự gắn kết giữa các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp", Thượng tướng Nguyễn Văn Thành nêu.

Việc đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh, KTTH thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn. Việc thúc đẩy kinh tế xanh, KTTH, tín dụng xanh sẽ khiến các TCTD phát sinh chi phí để đầu tư xây dựng hệ thống quản trị phù hợp, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ ngân hàng...

TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra rằng hệ thống chính sách phát triển KTTH chưa đủ hoàn thiện. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức, công nghệ và tài chính để chuyển đổi sang KTTH. Hệ thống pháp luật về KTTH còn phân tán, thiếu sự đồng bộ giữa các lĩnh vực kinh tế và môi trường.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực cần thiết

Tại sự kiện, các diễn giả có chung nhận định, KTTH không chỉ là một lựa chọn, mà là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều này, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống chính sách toàn diện và linh hoạt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực cần thiết.

Một trong những giải pháp quan trọng được TS Trần Thị Hồng Minh đề xuất là xây dựng cơ chế thử nghiệm cho KTTH, bắt đầu từ những ngành có tiềm năng như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng và vật liệu xây dựng. Việc thử nghiệm các chính sách trong khu công nghiệp và khu kinh tế cũng có thể tạo ra động lực cho đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất lao động.

Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực cần thiết để thực hiện kinh tế tuần hoàn.

TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng cần huy động tối đa các nguồn lực để phát triển KTTH, bao gồm cả tài chính, nhân lực và vật lực. Việc đồng bộ hóa các chính sách tài khóa, thuế, phí và hỗ trợ tài chính là giải pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế xanh và KTTH. Đồng thời, cần đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng “xanh” như năng lượng tái tạo và công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động môi trường.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bên liên quan, từ chính phủ, doanh nghiệp đến các tổ chức nghiên cứu và cộng đồng, là yếu tố quan trọng để tạo ra một hệ sinh thái KTTH hiệu quả.

Theo TS Nguyễn Hữu Xuyên - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách KHCN, việc khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là chìa khóa để chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang KTTH. Đặc biệt, phát triển nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao là hướng đi phù hợp, giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm tài nguyên.

Với sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, KTTH có thể trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đưa Việt Nam tiến xa hơn trong hành trình hội nhập quốc tế và chống lại biến đổi khí hậu.

Tag

Đọc thêm

Xem thêm