Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:16 20/09/2022

Kinh tế Mỹ và châu Âu suy yếu khiến thị trường Đông Nam Á lo ngại

Nguy cơ suy thoái kinh tế tại châu Âu và Mỹ đang là điều được quan tâm sâu sắc tại Đông Nam Á, bởi đây là những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của khu vực. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, các nền kinh tế ASEAN vẫn có nhiều cơ hội để hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc suy thoái này.

Những nguy cơ khi châu Âu suy thoái

Theo các chuyên gia kinh tế, Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải đối mặt với một mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Lạm phát cũng đang gia tăng nhanh chóng tại hầu hết các quốc gia thành viên. 

Công ty Tài chính JPMorgan Chase (Mỹ) dự báo nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể giảm 2% trong quý IV. Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều coi EU là một trong bốn đối tác thương mại lớn nhất của mình và “nín thở” theo dõi những diễn biến tại châu Âu. 

Chuyên gia kinh tế Tamara Henderson nhận định một cuộc suy thoái tại EU sẽ tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, du lịch và đầu tư của ASEAN. Những lĩnh vực này của ASEAN có thể ghi nhận sự suy yếu trong nửa cuối năm 2022. 

Ảnh minh hoạ 

Số liệu thống kê của EU cho thấy các nước ASEAN đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá khoảng 136 tỷ euro sang EU trong năm 2021, tăng mạnh so với mức 120 tỷ euro trong năm 2020. Ngược lại, các quốc gia EU chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư vào khu vực ASEAN trong năm ngoái. 

Du khách đến từ châu Âu chỉ chiếm khoảng 5% tổng số du khách đến khối ASEAN vào năm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nhóm du khách này lại có xu hướng chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch từ các nước ASEAN khác hoặc từ Trung Quốc. 

Trong tháng 7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong năm nay. Theo đó, triển vọng tăng trưởng khu vực xuống còn 4,6% là mức thấp hơn 5,2% so với dự báo của ADB hồi tháng 4. 

Ngân hàng này cũng nâng dự báo lạm phát trong khu vực lên 4,2% trong năm nay, so với dự báo trước đây là 3,7% trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu cao hơn. Tình hình được dự báo sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu một cuộc suy thoái của EU kết hợp với một cuộc suy thoái tương tự ở Mỹ vào cuối năm nay.

Theo Maybank IBG Research, những nền kinh tế ASEAN thiên về xuất khẩu sẽ là những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề hơn nếu Mỹ rơi vào suy thoái. Dù không rơi vào tình trạng khó khăn sau những lần suy thoái kinh tế trước đây của Mỹ, nhưng mối tương quan giữa Việt Nam với nền kinh tế Mỹ đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua.

Với quốc gia có độ mở kinh tế lớn như Singapore thì bất kể một trận “sóng xung kích” ở bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ gây hiệu ứng lan tỏa lên toàn đất nước này. Dù vậy, Singapore được cho là không rơi vào khủng hoảng kinh tế trong năm nay hoặc năm sau. Ngoài ra, Thái Lan, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch cũng được dự báo sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. 

Cơ hội cho các nền kinh tế ASEAN

Theo giới chuyên gia, các nền kinh tế ASEAN vẫn có nhiều cơ hội để hạn chế tác động tiêu cực từ những cuộc suy thoái ở Mỹ và châu Âu nhờ hai động lực chính: các nguồn lực nội địa và quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Đặc biệt, các quốc gia Đông Nam Á đang trải qua giai đoạn bùng nổ về nhu cầu nội địa khi nền kinh tế đã mở cửa hoàn toàn sau đại dịch. 

Mặt khác, một số nước ASEAN thậm chí có thể hưởng lợi từ những khó khăn đang xảy ra tại châu Âu. Điển hình như Indonesia, nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ ghi nhận nhu cầu xuất khẩu năng lượng cao trong mùa đông tới, khi cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa chấm dứt. 

Suy thoái kinh tế của EU có thể khiến nhiều doanh nghiệp lớn từ khối này cân nhắc đầu tư và chuyển đến ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Các thương hiệu châu Âu đang dần tìm thấy cơ hội phát triển mới bằng cách đầu tư vào một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Ảnh minh hoạ 

Bên cạnh đó, Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN, cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các các quốc gia trong khu vực hạn chế tác động tiêu cực từ các cú sốc kinh tế tại Mỹ và châu Âu. Về lĩnh vực thương mại, trong năm ngoái, số lượng hàng hóa các nước ASEAN nhập khẩu từ EU chưa bằng 1/5 tổng lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Do vậy, việc gia tăng thương mại với nền kinh tế số 1 châu Á có thể phần nào bù đắp cho bất kỳ sự suy giảm thương mại nào với EU. Tuy vậy, trong trường hợp Mỹ đối mặt với cuộc suy thoái, việc Singapore có đối mặt với nguy cơ suy thoái hay không phụ thuộc vào tốc độ mở cửa lại nền kinh tế của Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này. Tương tự, việc du khách Trung Quốc không đến ASEAN kể từ khi đại dịch bùng phát đã khiến Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn hơn nữa.

Đọc thêm

Xem thêm