Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 07/09/2022

Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng ấn tượng

Nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng 13,5% trong quý II năm 2022 (từ tháng 4 - 6) so với một năm trước đó.

Ảnh minh họa

Số liệu GDP do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố đầu tháng 9 cho thấy, quy mô nền kinh tế Ấn Độ đã vượt Anh trong ba tháng cuối năm 2021 và quý đầu năm 2022, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu.

Nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng 13,5% trong quý II năm 2022 (từ tháng 4 - 6) so với một năm trước đó. Tính theo giá trị danh nghĩa, cách tính các đại lượng kinh tế bằng giá hiện hành, nền kinh tế nước này đạt 854,7 tỷ USD trong khi quy mô kinh tế Anh là 816 tỷ USD.

Hiện tại, Ấn Độ xếp sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức về quy mô của nền kinh tế khi đạt khoảng 3,5 nghìn tỷ USD. Vương quốc Anh đứng sau với 3,2 nghìn tỷ USD. Cách đây một thập kỷ, Ấn Độ đứng thứ 11 còn Vương quốc Anh đứng thứ 5.

Kết quả trên là thành tựu to lớn nhưng không đến một sớm một chiều. Dù Ấn Độ có diện tích và quy mô dân số lớn hơn Vương quốc Anh nhưng nước này đã mất thời gian khá dài để ổn định nền kinh tế sau khi giành lại độc lập vào năm 1947.

Năm 2007 được đánh dấu là năm GDP giữa hai quốc gia chênh lệch đạt đỉnh điểm. Cụ thể, GDP của Vương quốc Anh là 3,1 nghìn tỷ USD trong khi Ấn Độ là 1,2 nghìn tỷ USD. Nhưng sau đó, năm 2008, khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Vương quốc Anh. Gần như 14 năm qua, GDP của nước này không tăng trưởng.

Trái lại, Ấn Độ đã tập trung ổn định và tăng cường nền kinh tế, không để dao động trước khủng hoảng toàn cầu. Kể từ đó, nước này tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và cuối cùng vượt qua Vương quốc Anh trong nửa đầu năm nay.

Kết quả này còn có phần nhờ sự thúc đẩy trong nông nghiệp và sản xuất khi các biện pháp kiềm chế đại dịch giảm bớt. Đặc biệt, xung đột Ukraine – Nga được cho là ít ảnh hưởng đến Ấn Độ do nước này là một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Thậm chí, khi nguồn cung của Ukraine hạn hẹp, Ấn Độ đã xuất khẩu ngũ cốc sang một số quốc gia có nhu cầu.

Các chuyên gia nhận định nền kinh tế Ấn Độ đang hoạt động tương đối tốt, với tốc độ tăng trưởng tăng nhanh và lạm phát gần như được kiểm soát. Theo báo cáo nghiên cứu từ Cục Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng nhà nước Ấn Độ, nước này có thể vượt Đức vào năm 2027, rất có thể sau đó là Nhật Bản vào năm 2029.

Có nhiều thảo luận xoay quanh việc liệu nền kinh tế Ấn Độ có thể vượt qua Trung Quốc hay không, nếu quốc gia này đạt mục tiêu “soán ngôi” của Đức và Nhật Bản. Tuy nhiên, dự báo này ít có khả năng xảy ra dù Ấn Độ là ứng viên sau Trung Quốc để trở thành cường quốc sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng sẵn có của Ấn Độ còn thua xa Trung Quốc. Chưa kể, xã hội nhiều rạn nứt của Ấn Độ làm giảm đi lợi thế của việc dân số đông. Trong lịch sử, Ấn Độ vốn là quốc gia đa dạng hơn Trung Quốc về tầng lớp, sắc tộc, tôn giáo lẫn ngôn ngữ. Sự đa dạng cũng có thể ảnh hưởng đến tính ổn định và khả năng kiểm soát của chính phủ nước này.

Ngoài ra, trong tương lai, Ấn Độ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Dựa trên báo cáo kinh tế của Ấn Độ, nhu cầu tiêu dùng phục hồi đến nay chưa đồng đều, trong đó nhu cầu nông thôn còn yếu. Việc giảm lạm phát có thể hỗ trợ cho chi tiêu tiêu dùng nói chung nhưng tăng trưởng không đồng đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhu cầu tiêu dùng nông thôn.

Nhìn chung, cơ hội phát triển kinh tế của Ấn Độ đang rộng mở với nhiều lợi thế sẵn có. Nhưng để tiếp tục nâng hạng toàn cầu, nước này sẽ phải giải quyết nhiều thách thức ảnh hưởng lên kinh tế như tình hình chính trị và xã hội.

Đọc thêm

Xem thêm