Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:45 06/08/2024

Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn với những bước đi đầu tiên. Nhiều mô hình doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn dựa trên ứng dụng khoa học-công nghệ, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã bắt đầu hoạt động.

Nhân loại đứng trước yêu cầu cấp bách phải tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững hơn về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Công nhân Nhà máy điện rác Sóc Sơn (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) vận hành quy trình xử lý rác để phát điện. (Ảnh: TRUNG NGUYÊN)

 

Chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng

Theo Báo cáo được Liên hợp quốc công bố ngày 28/2/2024 cho thấy, năm 2023, thế giới đã thải ra 2,3 tỷ tấn rác đô thị và sẽ tăng thêm hơn 60% nữa vào năm 2050, gây ra hậu quả tàn khốc với môi trường, sức khỏe con người và nền kinh tế.

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo, nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, chỉ thời gian ngắn nữa, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn chịu tải của môi trường thiên nhiên, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái đất.

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo, nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, chỉ thời gian ngắn nữa, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn chịu tải của môi trường thiên nhiên, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái đất.

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia xả nhiều chất thải hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày các đô thị thải ra khoảng 38.000 tấn rác sinh hoạt, khu vực nông thôn khoảng 32.000 tấn.

Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị tăng trung bình 10 đến 16% mỗi năm. Ngành công nghiệp mỗi năm thải ra khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn, trong đó khoảng 8,1 triệu tấn từ các khu công nghiệp.

Theo Bộ Công thương, dự kiến đến năm 2025 sẽ có 248 triệu tấn tro, xỉ tích lũy của 29 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và đến năm 2030 sẽ là 422 triệu tấn, đòi hỏi một quỹ đất rất lớn làm bãi chứa.

Ngoài ra là lượng rất lớn chất thải từ chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm; sau thu hoạch từ sản xuất nông nghiệp; chất thải bệnh viện…

Kinh tế tuần hoàn là mô hình hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế đang được nhiều nước trên thế giới xác định là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số, phân tích dữ liệu cùng tiến bộ của khoa học vật liệu và trí tuệ nhân tạo.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 “Về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” khẳng định phải ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, phát triển nhà máy điện sử dụng rác thải, chất thải để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức luật hóa quy định về kinh tế tuần hoàn. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”, “Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”.

Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” với mục tiêu góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính ít nhất 15% vào năm 2030, hướng tới giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Từ tháng 7/2007, được Cơ quan Hợp tác quốc tế của Chính phủ Nhật Bản (JICA) tài trợ, Dự án phân loại rác tại nguồn 3R-HN đã triển khai tại phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Đây có thể coi là bước đi đầu tiên để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn khi rác được phân loại có thể tái chế, tái sử dụng.

Hơn 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào lĩnh vực điện rác và sản xuất vật liệu xây dựng từ tro xỉ của nhà máy nhiệt điện.

Với sự hợp tác chặt chẽ, tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, cả nước hiện có khoảng 20 dự án điện rác, trong đó Nhà máy Điện rác Nam Sơn do Công ty cổ phần Năng lượng Thiên Ý (Công ty Thiên Ý) hợp tác với Hàn Quốc là chủ đầu tư, xây dựng trên diện tích 17,5 ha, vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng thuộc Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Hơn 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào lĩnh vực điện rác và sản xuất vật liệu xây dựng từ tro xỉ của nhà máy nhiệt điện.

Đây là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và lớn thứ hai trên thế giới. Công nghệ điện rác có ưu điểm nổi bật là giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, không khí...

Ông Lý Ái Quân, Tổng Giám đốc Công ty Thiên Ý cho hay, nhà máy đang chạy 3/5 lò đốt, xử lý được khoảng 3.000 tấn rác/ngày, nếu hoạt động hết công suất 5/5 lò đốt sẽ xử lý được khoảng 4.000 đến 5.000 tấn rác/ngày.

Nhà máy đã hòa điện lưới quốc gia với công suất 90 MW. Việc vận hành nhà máy được kỳ vọng sẽ sớm trở thành hình mẫu trao đổi Chứng chỉ các-bon theo Thỏa thuận Paris và Thỏa thuận song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Theo chuyên gia tư vấn các dự án xanh của Công ty Will-Will Vietnam Nguyễn Tuấn Việt, nhà máy điện rác phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả để giảm đến mức thấp nhất khói, khí thải và tro bay gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi năm, các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam tiêu thụ khoảng 30 triệu tấn than, thải ra khoảng 10 triệu tấn tro và xỉ than. Với công suất của các nhà máy nhiệt điện than hiện tại, phải cần đến diện tích rất lớn, lên đến cả nghìn héc-ta đất để chôn lấp loại phế thải này.

Tận dụng tối đa lượng tro, xỉ để sản xuất vật liệu xây dựng là biện pháp bảo đảm cả mục tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường. Công ty TNHH Xây dựng Thanh Tuyền đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung với công nghệ ép tĩnh từ nguồn nguyên liệu tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Đông Triều.

Đi vào hoạt động từ đầu năm 2017 đến nay, Nhà máy Sản xuất gạch không nung đã cung cấp cho thị trường gần 10 loại sản phẩm không nung các loại, với sản lượng hơn 60 triệu viên gạch quy chuẩn/năm.

Việc sử dụng công nghệ này đã giúp tiết kiệm hơn 200.000m3 đất sét và hàng chục nghìn tấn than. Tại thị xã Đông Triều hiện có 3 cơ sở sản xuất gạch không nung đang hoạt động với công suất hơn 100 triệu viên gạch quy chuẩn/năm, tro xỉ từ nỗi lo ô nhiễm môi trường đã trở thành “nguồn lợi triệu đô”.

Tháo gỡ khó khăn

Chia sẻ về những khó khăn trong phát triển kinh tế tuần hoàn, các chuyên gia cho rằng điều kiện về pháp lý, kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế tuần hoàn còn thiếu, nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới.

Chúng ta chưa có hệ Tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến việc sử dụng tro bay và xỉ đáy lò của các nhà máy nhiệt điện chạy than. Hiện có một nghịch lý là trong khi nhà máy nhiệt điện còn tồn đọng lượng lớn tro xỉ, nhưng nhà máy sản xuất gạch không nung lại gặp khó khăn trong việc thu mua tro xỉ lâu dài.

Việc xây dựng, vận hành và phát điện hòa lưới quốc gia của các nhà máy điện rác không phải đã suôn sẻ.

Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 có 80% lượng rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ mới hiện đại và đến năm 2030 đạt 100%, nhưng ba dự án điện rác ở Củ Chi, công suất mỗi nhà máy 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW đã khởi công từ cuối năm 2019, đến nay vẫn chưa xây xong.

Dự án Phù Ninh (Phú Thọ), công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW mới thi công được hơn 80% thì “chậm lại”. Dự án Vĩnh Tân (Bình Thuận) công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW chậm khởi công do chủ dự án còn lúng túng trong việc phối hợp với các sở, ngành, địa phương.

Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở các đô thị còn nhiều bất cập về quy trình, kinh phí và nhân lực, khiến điện rác khó xử lý nguyên liệu đầu vào. Khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp gặp phải là vấn đề vốn đầu tư cho công nghệ hiện đại…

Để phát triển kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự chuyển biến toàn diện, từ thay đổi tư duy, nhận thức đến điều chỉnh về chiến lược, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thể chế hóa.

Điều quan trọng là cần xây dựng sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách chủ động, khoa học, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế để giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu dài, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi chu kỳ sản xuất hay tiêu dùng.

Không để lợi ích cục bộ ảnh hưởng đến năng lượng xanh, gây lãng phí nguồn lực quốc gia.

Tiến sĩ Nguyễn Song Tùng, Viện trưởng Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, trước hết, cần nhận rõ và có giải pháp ứng phó với thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng đe dọa sự phát triển bền vững.

Để giải quyết vướng mắc trong việc phát điện tái tạo lên lưới điện quốc gia, cần khẩn trương triển khai thị trường mua bán điện cạnh tranh.

Việc mua bán điện trực tiếp sử dụng lưới quốc gia phải được tính đúng, tính đủ các chi phí sử dụng hạ tầng vận hành, truyền tải, bảo đảm an toàn hệ thống, phù hợp với các quy hoạch điện lực; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tháo gỡ khó khăn, ưu tiên việc phát điện lên lưới của nhà máy điện rác theo Quy hoạch điện VIII để chấm dứt việc chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính và lãng phí tài nguyên.

Các chuyên gia của Viện Địa lý nhân văn đã có nhiều công trình, đề tài phát triển kinh tế tuần hoàn trong bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh trong các ngành, lĩnh vực, đều đưa ra khuyến nghị:

Sớm thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật, đưa kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch, kế hoạch, lộ trình thực hiện của doanh nghiệp; có cơ chế thu hút và sử dụng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất gạch không nung từ tro xỉ nhiệt điện…

Không để lợi ích cục bộ ảnh hưởng đến năng lượng xanh, gây lãng phí nguồn lực quốc gia.

Tag

Đọc thêm

Xem thêm