Thị trường hàng hóa
Giá lúa gạo hôm nay 4/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định so với hôm qua. Hiện nếp tươi Long An đang được thương lái thu mua ở mức 7.900 – 8.100 đồng/kg; nếp tươi An Giang duy trì ở mức 7.400 – 7.600 đồng/kg; Đài thơm 8 6.800 – 6.900 đồng/kg; OM 5451 6.600 – 6.800 đồng/kg; nàng hoa 9 6.900 – 7.200 đồng/kg; nếp tươi Long An đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; OM 18 6.700 - 7.000 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; nếp tươi An Giang 7.200 – 7.300 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tiếp tục đà đi ngang. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.300 – 9.400 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.100 – 10.200 đồng/kg. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm,giá chững lại và có xu hướng đi ngang. Hiện giá tấm duy trì ổn định ở mức 9.600 đồng/kg; cám khô ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay thị trường gạo sôi động, giá gạo có xu hướng tăng. Trong tuần qua, giá lúa gạo điều chỉnh tăng với nhiều mặt hàng,
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 438 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 418 USD/tấn. Với mức giá này, hiện giá gạo Việt Nam tiếp tục duy trì đà dẫn đầu thế giới.
Sau thời gian khởi sắc cả về lượng lẫn giá trị, nhiều danh nghiệp dự báo cơ hội để xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn rất khả quan, giá gạo Việt vẫn có nhiều cơ hội tăng lên trong thời gian tới..
Theo đó, đến đầu tháng 11/2022 Philippines đã nhập khẩu đến 3,243 triệu tấn gạo, nhưng sắp tới, quốc gia này sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm do các siêu bão liên tục tàn phá. Tương tự, Trung Quốc cũng sẽ nâng nhập khẩu lên 5 triệu tấn do tác động của hạn hán và lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất gạo…
Không chỉ rộng cơ hội mở rộng đường xuất khẩu ngay tại thị trường truyền thống, gạo Việt còn có thêm nhiều khả năng tại thị trường mới. Điển hình là thị trường Indonesia. Lần đầu tiên sau 3 năm không phải nhập gạo dự trữ quốc gia, mới đây giới chức trách lương thực nước này dự kiến sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo.
Theo các doanh nghiệp, do ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, nên nhiều nước phải nhập khẩu một lượng gạo khá lớn để dự trữ. Tại Việt Nam, cụ thể, vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long ít chịu ảnh hưởng, nguồn lúa gạo dồi dào nên có nhiều cơ hội để xuất khẩu.
11 tháng qua, xuất khẩu gạo đạt gần 6,7 triệu tấn, mang về hơn 3,2 tỷ USD, tăng 23% về giá trị và sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm