Thị trường hàng hóa
Giá lúa gạo hôm nay 30/10 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và có xu hướng đi ngang sau 4 phiên tăng liên tiếp. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg.
Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Hiện lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; Đài thơm 8 6.300 – 6.400 đồng/kg; lúa OM 5451 mức 6.300 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg. Nếp An Giang khô đang được thương lái thu mua ở mức 8.400 – 8.500 đồng/kg; nếp Long An khô 8.700 – 9.100 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.300 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 9.900 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, hiện giá tấm duy trì ở mức 9.400 đồng/kg; cám khô ở mức 8.500 đồng/kg.
Trong tuần qua thị trường gạo nội địa giao dịch sôi động. Nguồn cung thiếu hụt đẩy giá gạo các loại tăng 100 – 200 đồng/kg. Tương tự thị trường lúa giao dịch sôi động. Giá lúa đi ngang trong phiên đầu tuần, từ phiên thứ 2 giá lúa tăng liên tiếp đến cuối tuần với mức tăng mạnh. Đáng chú ý có mặt hàng tăng tới 1.000 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất duy trì ổn định so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.
Theo các chuyên gia, giá gạo xuất khẩu có thể tăng hơn nữa trong những tuần tới khi nguồn cung khan hiếm do thời tiết bất lợi ở một số nước trồng lúa và nhu cầu tăng cao, đặc biệt là từ Trung Quốc. Hơn nữa, do là loại lương thực thiết yếu, nên nhu cầu sử dụng gạo sẽ không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như những mặt hàng khác.Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm, nhu cầu ổn định, giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn dư địa tiếp tục tăng trong thời gian tới.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm