Thị trường hàng hóa
Larry Fink, tỷ phú người Mỹ, CEO BlackRock nhận định, hàng nghìn kỳ lân, tức những công ty khởi nghiệp có giá trị vốn hóa từ 1000 tỷ USD trở lên, sẽ không phải là các startup trong lĩnh vực tìm kiếm hay mạng xã hội mà sẽ là các nhà cải tiến bền vững, những startup giúp thế giới khử carbon và khiến cho việc chuyển đổi năng lượng trở nên hợp lý về mặt chi phí cho tất cả người tiêu dùng. Ông cho rằng làn sóng khởi nghiệp thành công tiếp theo sẽ giúp thị trường chuyển đổi sang năng lượng không carbon mà không phải trả khoản chi phí đắt đỏ như xưa.
Trong khi đó, Đông Nam Á là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Năm 2020, nhiệt độ Trái đất đã ở ấm hơn 0,98 độ C so với mức trung bình thế kỷ 20 là 13,9 độ C, trở thành năm nóng cao thứ 2 từ trước đến nay.
Cùng năm, Jakarta ghi nhận lượng mưa hằng ngày cao nhất kể từ năm 1866, gây ra trận lũ lụt kinh hoàng. Mực nước biển toàn cầu cũng đã tăng 21-24 cm. Điều đó đặt các khu vực đông dân cư như Jakarta, Bangkok và TP.HCM trước nguy cơ chìm trong nước vào năm 2050.
Những thách thức này đã đưa công nghệ khí hậu bao gồm các cải tiến trong vận tải như năng lượng tái tạo, phương tiện chạy bằng điện, nông nghiệp xanh, xây dựng và quản trị tòa nhà cũng như áp dụng dữ liệu lớn, internet vạn vật (IoT) vào việc chống biến đổi khí hậu… trở thành vấn đề nóng trong thời gian trở lại đây. Cùng với đó là làn sóng sự ra đời của các startup với mục tiêu giải quyết các thách thức về khí hậu.
Trên thế giới, các công ty đang tập trung chuyển hướng sang tính bền vững trong bảo vệ môi trường. Đến nay, Larry Fink đã đầu tư hơn 4.000 tỷ USD vào nền “công nghệ khí hậu bền vững”. Các kỹ sư và nhà khoa học tại công ty của ông đã làm việc suốt ngày đêm để nâng cấp và hoàn thiện kỹ thuật khử cacbon xi măng, thép và chất dẻo vốn tồn tại thường xuyên trong vận tải biển, đường bộ và hàng không, nông nghiệp, năng lượng cũng như xây dựng.
Hay sự thành công của ngành công nghiệp ô tô, hiện nay nhiều công ty gần như đã tập trung hoàn toàn vào phát triển xe hơi điện. Thành quả của Tesla đã đưa Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản 266,5 tỷ USD là một minh chứng.
Tại Đông Nam Á, báo cáo của Holoniq và New Energy Nexus đã chỉ ra 50 startup công nghệ khí hậu có tương lai hứa hẹn nhất trong khu vực. Nhiều startup tại Singapore sử dụng khí đốt để tạo ra điện và đang nỗ lực đưa xe điện trở thành phương tiện phổ biến. Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cũng đang chứng kiến những tiến bộ trong mảng xe điện.
Năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời cũng đang thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia tại Đông Nam Á. Gần đây, East Ventures và Saratoga đã rót 21,5 triệu USD vào startup năng lượng tái tạo Xurya. Hay AC Energy, công ty con của tập đoàn Philippines Ayala Group, đang đầu tư khoảng 274 triệu USD vào nhiều dự án điện gió và điện mặt trời ở Philippines.
Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn hiện nay là các giải pháp năng lượng sạch lại có xu hướng đắt hơn những giải pháp triệt phát thải khí nhà kính. Để cân đối giá trị phát triển, các công ty mới thành lập thường là bệ phóng cho những đổi mới mang giá trị cao.
Dù chưa gây được tiếng vang, tuy nhiên các startup công nghệ khí hậu của Việt Nam được dự đoán có nhiều triển vọng. Bởi Việt Nam là quốc gia có lợi thế cạnh tranh về năng lượng nhờ các ưu thế địa lý phát triển cả năng lượng gió và mặt trời.
Năm 2020, Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có công suất điện mặt trời lớn nhất thế giới và sở hữu 8,6% diện tích đất phù hợp cho việc xây dựng các trang trại điện gió quy mô lớn. Chính phủ Việt Nam cũng xác định chống biến đổi khí hậu là nhiệm vụ hàng đầu, hướng đến mục tiêu trung lập carbon vào năm 2050.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm