Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:45 02/08/2022

Chiến lược doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng

Thị trường trong nước quốc tế những tháng đầu năm 2022 đã liên tục biến động, mang đến những tác động cả tích cực và tiêu cực cho doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có sự linh hoạt, xoay chuyển liên tục trong định hướng chiến lược cũng như phương thức thực thi các chiến lược đó.

Biến động thị trường

Sự lây lan của Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu và  mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Tác động của đại dịch đã thay đổi người tiêu dùng từ quan điểm về giá trị, hành vi, cho tới cách họ tiêu dùng.

Theo khảo sát của Công ty EY Future Consumer Index, 89% người tiêu dùng được khảo sát đang thay đổi cách thức mua sắm, 76% đang và sẽ thay đổi cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ (SPDV), và tới 50% sẽ chi tiêu cho một số SPDV thiết yếu. Những thay đổi này đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, những “cuộc đua” tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia, nhất là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, biến động của các đồng ngoại tệ khiến các hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức lạm phát tăng cao do chuỗi cung ứng đứt gãy; giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao; tổng cầu tăng đột biến. 

Cụ thể, doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, tiêu dùng bán lẻ đang chịu một số ảnh hưởng tiêu cực từ những bất ổn của chuỗi cung ứng, nhu cầu người tiêu dùng. Hoặc doanh nghiệp sản xuất đế giày, phụ kiện xuất khẩu cho các công ty giày dép, 90% nguyên liệu nhựa phải nhập khẩu nên khi tỷ giá tăng cao sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào bị đội lên.

Từ đó, các công ty sẽ đẩy giá hàng hóa thành phẩm đến tay người tiêu dùng tăng theo, hoặc phải chấp nhận hòa vốn vì giá bán đã ký kết với đối tác trước đó. Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp, áp lực chi phí tăng còn có thể kéo theo việc vay vốn với lãi suất cao.

Chiến lược của doanh nghiệp từ góc nhìn khủng hoảng

Ông Phan Minh Chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Pro Sport, công ty chuyên sản xuất, thiết kế và xuất khẩu sản phẩm may mặc cho biết, trong bức tranh màu xám đang là chủ đạo, doanh nghiệp hiện vẫn còn những điểm sáng và cơ hội phía trước. Về tổng thể, các doanh nghiệp cần chú trọng ba nhóm yếu tố: kiên định với giá trị lõi, linh hoạt trong chiến lược, đánh giá tính thực tiễn trong quá trình phát triển. 

Ảnh minh họa

Yếu tố đầu tiên, doanh nghiệp cần kiên định với giá trị cốt lõi. Mảng kinh doanh lõi của Pro Sport là sản phẩm may mặc thời trang, tuy nhiên vào thời điểm đơn hàng giảm do Covid 19, công ty đã quyết định tận dụng dây chuyền sản xuất khẩu trang để tồn tại. Ngay sau khi, nền kinh tế trở lại trạng thái “bình thường mới”, doanh nghiệp đã nhanh chóng đầu tư vào mặt hàng chủ lực của mình là sản xuất thời trang. 

Đồng thời, hướng tới giá trị cốt lõi là quan tâm và đồng hành với người lao động. Pro Sports tạo điều kiện để toàn thể cán bộ công nhân viên yên tâm lao động sản xuất, góp phần cải thiện thu nhập, cải thiện đáng kể hiệu quả và uy tín của doanh nghiệp.

Theo ông Chính, 99% doanh nghiệp thất bại vì họ quan tâm bên ngoài mà quên đi nội hàm quản trị doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi của công ty phải hướng đến chiều sâu, tính bền vững và có khả năng quyết định đến "sinh - tử" của doanh nghiệp.

Hơn nữa trước tình thế hiện nay, các công ty phải linh hoạt trong chiến lược kinh doanh. Tức là, doanh nghiệp luôn cần phải trong tâm thế đề phòng và đưa ra những hành động quyết định nhanh chóng. Hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp đang tập trung vào mô hình tư duy chiến lược hành vi, lấy tĩnh chế động và làm chủ công nghệ.

Bên cạnh đó, thành tố con người là cốt lõi trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. Vì thế, nhân viên trong toàn bộ tổ chức cần được trang bị thiết bị, công cụ và đào tạo với lối tư duy thích nghi dài hạn, sẵn sàng chuyển đổi để xây dựng một tổ chức với kỹ năng ứng biến linh hoạt.

Điển hình, trong thời kỳ gián đoạn do dịch Covid - 19, Pro Sports đã không ngại thay đổi đội ngũ lãnh đạo, điều chỉnh các phân tầng quản trị và đưa ra chương trình quản trị chung để tái cấu trúc công ty phù hợp với thời điểm đó. Hay ứng dụng năng lượng tái tạo trong quá trình xây dựng nhà máy để phù hợp với mục tiêu hướng đến rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.

Cuối cùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Pro Sport khuyến khích rằng, các công ty khi quyết định bất cứ hoạt động nào để thích ứng với thị trường đều phải đánh giá tính thực tiễn và hiệu quả trong quá trình phát triển. Các doanh nghiệp có bảng đánh giá cân đối hoạt động kinh doanh, đội ngũ quản lý tốt, có thể tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Đây có thể là cơ hội “một lần trong đời” để bứt phá và vươn lên dẫn dắt thị trường.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm