Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:31 20/04/2023

Bức tranh xuất nhập khẩu phân bón 2022 và triển vọng nào cho năm 2023?

Năm 2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu năm 2023 không được thuận lợi như năm 2022 cả về lượng và giá.

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD năm 2022

Năm 2022, tình hình căng thẳng do xung đột giữa Nga - Ukraine đã tác động mạnh tới nguồn cung và giá phân bón trên thế giới. Nguồn cung phân bón trên toàn cầu vốn đã suy yếu trong năm 2021, cuộc xung đột quân sự càng khiến tình trạng căng thẳng nguồn cung trở nên nghiêm trọng hơn. Giá năng lượng tăng vọt dưới tác động của cuộc xung đột đã buộc nhiều ngành công nghiệp ở Châu Âu, bao gồm các hãng phân bón thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí phải tạm ngừng hoạt động. Sự suy giảm nguồn cung xuất khẩu từ thị trường này khiến giá phân bón trên toàn thế giới đã có xu hướng biến động về giá. Trong bối cảnh giá phân tăng cao, nhu cầu phân bón năm 2022 được Hiệp hội Phân bón Thế giới (IFA) ước tính đạt mức 193 triệu tấn, giảm 3,8% so với năm 2021 - mức sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

 

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam

Trong năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 1,75 triệu tấn phân bón, kim ngạch 1,09 tỷ USD, tăng 29,4% về lượng và tăng 95,9% về kim ngạch so với năm 2021. Giá xuất bình quân đạt 625,2 USD/tấn, tăng 34% so với năm ngoái. Thị trường xuất khẩu phân bón Việt Nam trong năm 2022 chủ yếu là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Campuchia là thị trường truyền thống và lớn nhất chiếm tỷ trọng 27,63% tổng lượng phân bón xuất khẩu; tiếp theo là các thị trường Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Myanmar, Lào…

Xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có nhiều thuận lợi từ hệ thống khuôn khổ pháp lý ưu đãi về thương mại song phương như Hiệp định Thương mại biên giới, Bản Thoả thuận thúc đẩy thương mại song phương... Hơn nữa, khoảng cách vận chuyển hàng hóa gần; nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người dân Campuchia tương đối tương đồng với Việt Nam. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi để phân bón của Việt Nam được đón nhận tại thị trường Campuchia.

Năm 2022, lượng phân bón xuất khẩu sang thị trường này đạt 483,8 nghìn tấn, kim ngạch 254,8 triệu USD, giảm 11,23% về lượng và tăng 21,81% về kim ngạch so với năm 2021.

Một số tên tuổi xuất khẩu phân bón lớn sang Campuchia có thể kể đến như phân bón Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, phân bón Bình Điền, phân bón Miền Nam...

Bên cạnh thị trường truyền thống là Campuchia, Việt Nam còn xuất khẩu phân bón sang các thị trường khác như: Thái Lan (1,62%), Nhật Bản (1,35%), Mozambique (0,44%), Đài Loan (0,4%), Angola (0,05%), … Các thị trường này chiếm 33,85% thị phần.

Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí số 1 về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam

Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 3 triệu tấn phân bón từ 51 quốc gia. Cụ thể, năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 3,4 triệu tấn phân bón các loại, kim ngạch 1,6 tỷ USD, giảm 25,86% về lượng và tăng 10,1% về kim ngạch so với năm 2021. Giá nhập bình quân tăng 48,5% so với năm ngoái, lên tận 477 USD/tấn.

Trong đó Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 50,35% trong tổng lượng phân bón nhập khẩu và chiếm 45,11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Cả năm 2022, Trung Quốc là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam với 1,7 triệu tấn, kim ngạch 729,7 triệu USD, nhưng so với năm 2021 mức độ nhập từ thị trường này suy giảm 15,82% về lượng và tăng 18,55% về kim ngạch.

Việc Trung Quốc phong tỏa một số thành phố lớn, các trung tâm sản xuất, thương mại vì đợt bùng phát dịch Covid-19 trong 2 tháng đầu năm 2022 đã làm hạn chế hoạt động giao thương giữa hai nước, từ đó làm sụt giảm sản lượng phân bón thông qua hệ thống Cảng Việt Nam.

Để đảm bảo đủ nguồn cung ứng phân bón cho sản xuất nông nghiệp, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như: Đài Loan (2,2%), Belarus (1,65%), Bỉ (1,51%), Indonesia (1,48%), Na uy (1,12%), … Các thị trường này chiếm 15,46% thị phần.

Bức tranh xuất khẩu phân bón 2023 có khả quan?

Bước sang năm 2023, bức tranh xuất khẩu phân bón ghi nhận tình trạng ảm đạm hơn năm 2022 với sự sụt giảm mạnh của giá các loại phân bón, đặc biệt là giá urê. So với cùng kỳ tháng 1/2022, giá urê đã sụt giảm đến gần 60% giá trị. Chính vì giá phân bón lao dốc mạnh so với cùng kỳ nên tâm lý cả người mua lẫn các đại lý đều nhập hàng cầm chừng, chờ giá xuống tiếp. Việc xuất khẩu phân bón cũng bị ảnh hưởng nặng nề, hàng tồn kho lớn. Đại diện Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cũng cho biết, 3 tháng đầu năm 2023, lượng xuất khẩu phân bón của đơn vị này sang thị trường truyền thống là Campuchia cũng sụt giảm mạnh.

Thị phần thị trường nhập khẩu phân bón năm 2022

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023 cả nước xuất khẩu gần 278.274 tấn phân bón các loại, tương đương 128,97 triệu USD, giá trung bình 463,5 USD/tấn, giảm 21% về khối lượng, giảm 46,6% về kim ngạch và giảm 32,4% về giá so với 2 tháng đầu năm 2022.

Riêng tháng 2/2023 xuất khẩu 151.045 tấn phân bón các loại, đạt 65,04 triệu USD, giá 430,6 USD/tấn, tăng 18,7% về khối lượng, tăng 1,8% kim ngạch nhưng giảm 14,3% về giá so với tháng 1/2023; So với tháng 2/2022 cũng tăng 17,9% về lượng, nhưng giảm 8,8% kim ngạch và giảm 22,7% giá.

Ở một diễn biến khác, năm 2023 được đánh giá là năm ngành phân bón không còn nhiều lợi thế như năm 2022. Giá phân bón xuống rất thấp so với cùng kỳ, nhiều đơn vị điều chỉnh mức doanh thu, lợi nhuận.

Theo ghi nhận trong những tháng đầu năm 2023, giá phân bón, nhất là giá urê giảm rất mạnh so với cùng kỳ. Dữ liệu tổng hợp từ Investing.com cho thấy, từ đầu tháng 2/2023, giá giao dịch hợp đồng giao kỳ hạn phân urê giảm còn 382 USD/tấn, thấp nhất kể từ đầu tháng 5/2021 và giảm 43,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Vào khoảng giữa tháng 2/2023, giá urê Trung Đông trung bình từ đầu năm đến nay là 411 USD/tấn - thấp hơn 29% so với mức trung bình của quý 4/2022.

Các doanh nghiệp cho biết, giá urê hiện tại có thể đã chạm đáy. Cũng trong báo cáo về ngành phân bón mới đây, SSI Research dự báo, giá urê có thể giảm tiếp trong thời gian tới do xuất khẩu từ Nga và Trung Quốc sẽ phục hồi, chi phí đầu vào để sản xuất urê (than và khí tự nhiên) giảm và nhu cầu urê suy yếu.

Hiện các chuyên gia phân tích của SSI Research và Agriseco Research đều có chung quan điểm, ngành phân bón năm 2023 sẽ kém khả quan hơn khi Trung Quốc mở cửa thị trường, tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa với hàng hóa từ nước này.

Không chỉ ở mặt hàng urê, một số loại phân bón khác như DAP, NPK cũng ghi nhận khó khăn những tháng đầu năm 2023. Đại diện các đơn vị như phân bón Bình Điền, Supe Lâm Thao... cũng thừa nhận năm 2023 là một năm khó khăn. Những tháng đầu năm, giá phân bón giảm, người mua vẫn có tâm lý chờ hàng giảm tiếp mới mua dẫn tớ hàng tồn kho nhiều, tiêu thụ chậm.

Đọc thêm

Xem thêm