Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 02/09/2022

Bất chấp khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn xuất siêu 6,3 tỷ USD

Trong 8 tháng năm 2022, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp tăng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021 với 7 nhóm sản phẩm giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.

Nhiều nhóm sản phẩm nông nghiệp mang về hàng tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 8/2022, ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát; Giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi...) đã được khống chế đà tăng giá, giá một số đầu vào giảm nhẹ; Nhu cầu tiêu dùng hàng nông lâm thủy sản trên thế giới tăng.

Nhờ vậy, sản xuất nông lâm thủy sản tiếp tục đạt được kết quả khả quan, xuất khẩu tăng mạnh với thặng dư thương mại 8 tháng năm 2022 tăng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021 với 7 nhóm sản phẩm giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.

Cụ thể, tháng 8/2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 4,4 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm nông sản chính trên 1,8 tỷ USD, lâm sản chính trên 1,4 tỷ USD, thủy sản 893,8 triệu USD và chăn nuôi 41,6 triệu USD…

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước gần 36,3 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, với xuất khẩu nhóm nông sản chính gần 15 tỷ USD, lâm sản chính trên 11,8 tỷ USD, thủy sản trên 7,5 tỷ USD, chăn nuôi 258,6 triệu USD, đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD.

 

Gạo nằm trong nhóm sản phẩm mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam

Trong 8 tháng năm 2022, cả nước có 7 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, sản phẩm gỗ). Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, như: Cà phê trên 2,8 tỷ USD (tăng 40,3%); cao su trên 2,0 tỷ USD (tăng 8,1%); Gạo trên 2,3 tỷ USD (tăng 8,1%); Hồ tiêu khoảng 712 triệu USD (tăng 8,2%); Sắn và sản phẩm sắn 941 triệu USD (tăng 22,5%), cá tra trên 1,7 tỷ USD (tăng 82,6%), tôm gần 3,0 tỷ USD (tăng 22,0%), gỗ và sản phẩm gỗ trên 11,0 tỷ USD (tăng 6,5%); Mây, tre, cói thảm 592 triệu USD (tăng 1,8%), phân bón các loại 780 triệu USD (tăng 163,6%)...

Về thị trường, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 9,6 tỷ USD (chiếm 26,4% thị phần). Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 6,5 tỷ USD (chiếm 17,8% thị phần), sau đó đến Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước trên 29,9 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 18,3 tỷ USD, tăng 1,1%; Nhóm hàng thủy sản ước trên 1,9 tỷ USD, tăng 37,5%; Nhóm lâm sản chính trên 2,2 tỷ USD, tăng 3,6%; Nhóm sản phẩm chăn nuôi gần 2,1 tỷ USD, giảm 10,8%; Nhóm đầu vào sản xuất ước gần 5,4 tỷ USD, tăng 12,0%.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước những khó khăn về thị trường, bB đã phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của Bộ vào các thị trường lớn (Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Braxin) và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng (Nhật Bản - Hàn Quốc, ASEAN, Úc - New Zealand, Trung Đông).

 

Sản lượng thu hoạch 8 tháng năm 2022 đạt gần 28 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt nhiệm vụ sẽ hoàn thành đàm phán mở cửa thị trường đối với các sản phẩm như: Nhãn xuất khẩu đi Nhật Bản; Tiếp tục đàm phán các sản phẩm chanh leo, dừa xuất khẩu đi Hoa Kỳ, bưởi sang Hàn Quốc, chanh leo sang Úc, cây có múi xuất khẩu đi New Zealand. Triển khai Nghị định thư về sầu riêng và hướng dẫn tạm thời đối với chanh leo xuất khẩu sang Trung Quốc; Chuẩn hóa lại các quy định liên quan đến các loại quả tươi truyền thống xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ rà soát, điều chỉnh các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn sản xuất.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tích cực triển khai chủ động có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản; Đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chủ động chuẩn bị tốt các hồ sơ kỹ thuật, tích cực đàm phán để mở cửa thị trường cho nông sản xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn và tiềm năng; Giải quyết các vấn đề rào cản kỹ thuật phát sinh tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu; Đa dạng hóa các biện pháp xử lý đối với một sản phẩm để đảm bảo kéo dài thời gian bảo quản, tăng khả năng cạnh tranh cao cho nông sản Việt Nam.

Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất gắn với xuất khẩu; Phối hợp đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương và các sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng; Tăng cường giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam; Tiếp tục thu thập và cung cấp thông tin, thị hiếu, nhu cầu, cập nhật các chính sách, quy định cho cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương.

Về thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ động phối hợp với địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi biến động thị trường, nhất là nguồn cung và giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước, vật tư (thịt lợn, gạo, phân bón, thức ăn chăn nuôi); Các mặt hàng đang có biến động về giá (hồ tiêu, cá tra, cà phê, thịt gia cầm).

Đặc biệt là việc triển khai các chương trình phối hợp (Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; UBND TP Hà Nội, Cần Thơ và các địa phương liên quan; Hướng dẫn triển khai “Hỗ trợ một số cơ sở sản xuất thực phẩm nông sản, thủy sản áp dụng, đánh giá, chứng nhận HACCP/ISO 22000 từ nguồn kinh phí Sự nghiệp Y tế năm 2022”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tập trung nguồn lực tiếp tục nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn...

Đọc thêm

Xem thêm