Thị trường hàng hóa
Lý do VNDirect đưa ra dự báo trên là thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao.
Bên cạnh đó, lạm phát dự kiến vẫn ở mức cao (do mức tăng tiền lương từ tháng 7/2023 và sự tăng giá ở các dịch vụ y tế, vận tải công cộng…) và thanh khoản hạn hẹp cũng là nguyên nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng trong năm nay.
VNDirect dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến ngày 24/2, tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 0,77% và cung tiền tăng rất chậm 0,05% so với cuối năm 2022.
Theo VNDirect, căng thẳng thanh khoản hệ thống đã diễn ra từ quý 3/2022 khi cung tiền M2 chỉ tăng 3,6% so với đầu năm (tính đến cuối tháng 11/2022), thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng 14,8%.
Tuy nhiên, áp lực này đã phần nào dịu bớt kể từ đầu năm 2023 khi áp lực tỷ giá hạ nhiệt đã tạo dư địa cho NHNN hỗ trợ thanh khoản qua việc tích cực mua vào ngoại tệ.
Ngoài ra, VNDirect cho rằng Thông tư 26/2022 cũng là một yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ thanh khoản hệ thống, khi có 50% tiền gửi kho bạc nhà nước có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (hơn 150.000 tỉ đồng) sẽ được tính vào phần dư địa cho vay.
Dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2023, VNDirect cho rằng tăng trưởng tín dụng của VPBank và HDBank sẽ dẫn đầu danh sách trên với mức tăng trưởng tín dụng lần lượt đạt 22% và 20%.
Ba ngân hàng được dự báo có mức tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt trên 13% là HDBank (13%), LienVietPostBank (13%) và MBBank (18%). Các ngân hàng còn lại dự báo có mức tăng trưởng tín dụng từ 10-12%.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm
Business Networking
Mạng lưới kết nối của Trí Tuệ Mới