Thị trường hàng hóa
Ảnh minh họa. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Một số hình ảnh giả mạo được tạo ra bởi công cụ Midjourney, bao gồm những cảnh như Jack Ruby bắn chết Lee Harvey Oswald - nghi phạm ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy năm 1963, vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945, và thậm chí cả ảnh Đấu trường La Mã thời cổ đại.
Nhà sử học Hà Lan, bà Jo Hedwig Teeuwisse, cảnh báo: "AI đã tạo ra một cơn sóng thần về lịch sử giả mạo, đặc biệt là thông qua hình ảnh." Bà cũng nhấn mạnh rằng một số ảnh giả còn dựa trên các bức ảnh cũ nổi tiếng, khiến người xem dễ nhầm lẫn.
Họa sĩ Marina Amaral chỉ ra rằng những đối tượng sử dụng AI thường nhắm vào các sự kiện đã xảy ra từ lâu hoặc không có nhiều tư liệu lưu trữ. Nguy cơ này có thể khiến hình ảnh sai lệch trở nên phổ biến và, theo thời gian, "bóp méo" sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử. Điều này có thể làm giảm niềm tin của công chúng vào ảnh tư liệu, vốn là nguồn tài liệu đáng tin cậy.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu quan sát kỹ, người ta vẫn có thể phân biệt ảnh giả và ảnh thật. Những bức ảnh do AI tạo ra thường mắc các lỗi rõ ràng như số ngón tay không chuẩn hoặc thiếu các chi tiết, chẳng hạn như cánh quạt trên máy bay của anh em nhà Wright.
Bà Amaral nhấn mạnh rằng dù AI có thể tái tạo diện mạo, nhưng vẫn thiếu yếu tố con người và lý do đằng sau các lựa chọn của nhiếp ảnh gia. Bà Teeuwissen cũng lưu ý rằng ảnh thật thường có những chi tiết không hoàn hảo, chẳng hạn như người trong ảnh vô tình trông ngờ nghệch hoặc lớp trang điểm kém. Tuy nhiên, bà cảnh báo, với sự tiến bộ của AI, chỉ là vấn đề thời gian trước khi hình ảnh giả trở nên khó phân biệt với ảnh thật, mở ra viễn cảnh "nguy hiểm" về sự lan truyền của thông tin sai lệch.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm