Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:22 15/01/2025

Giải bài toán hấp thụ công nghệ, thoát bẫy thu nhập trung bình

DNVN - Trong giai đoạn hấp thụ công nghệ, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào mua sắm dây chuyền thiết bị công nghệ mà chưa thực sự làm chủ và hấp thụ công nghệ bằng cách cải thiện trình độ nhân lực, đổi mới quy trình sản xuất và đổi mới sản phẩm. Do đó, Việt Nam chưa vượt qua được b

Thách thức trong hấp thụ công nghệ

Theo báo cáo cập nhật năm 2024 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Việt Nam đã đạt được những con số ấn tượng trong ba lĩnh vực: nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Điều này khẳng định Việt Nam đang trở thành điểm đến quan trọng trong dòng chảy các sản phẩm công nghệ cao toàn cầu.

Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra là làm thế nào để hấp thụ và chuyển hóa các sản phẩm công nghệ cao này thành động lực phát triển bền vững, giúp nâng cao năng suất và sức cạnh tranh quốc gia.

Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết 57 xác định rất rõ vị thế, vai trò quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo đối với phát triển kinh tế.

Tại diễn đàn "Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VESF)" ngày 7/1, TS Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nhấn mạnh: "KHCN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh".

TS Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị cũng như phát biểu của Tổng Bí Thư Tô Lâm về cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng KHCN nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, sẵn sàng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.

Dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, chỉ 1/4 quốc gia trên thế giới đã thành công thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình". Hàn Quốc là minh chứng tiêu biểu, khi chuyển từ nước thu nhập thấp lên thu nhập cao chỉ trong 27 năm, nhờ chú trọng cập nhật và đổi mới công nghệ. Ngược lại, Brazil là bài học cảnh báo khi bỏ qua giai đoạn cập nhật và muốn nhảy thẳng từ đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ mới.

WB năm 2024 đưa ra công thức phát triển với 3 chữ "i", tương ứng với 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu tiên để các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình cần phải thu hút được đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn thứ 2 cần “2 chữ i” đó là tiếp tục thu hút đầu tư và hấp thụ công nghệ. Giai đoạn thứ 3 với “3 chữ i”, sau khi qua được giai đoạn thu nhập trung bình cao cần bắt đầu phải tập trung vào nghiên cứu công nghệ mới dẫn dắt thế giới và đổi mới công nghệ. Brazil đã bỏ qua giai đoạn thứ 2 - hấp thụ công nghệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cảnh báo, giống như Brazil, Việt Nam cũng có nguy cơ bỏ qua giai đoạn hấp thụ công nghệ. Nhiều doanh nghiệp trong nước tập trung mua sắm dây chuyền công nghệ nhưng chưa làm chủ, chưa đổi mới quy trình sản xuất và sản phẩm. Điều này khiến năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam chỉ đạt 40%,chưa đủ để giúp Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình.

"Tại sao 108 quốc gia trên thế giới không thành công vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ? Cái khó ở đây là gì, đặc biệt với tất cả doanh nghiệp Việt Nam? Đây là "thung lũng chết" mà Việt Nam phải vượt qua. Chúng ta sẽ chỉ có đầu tư vào mà chưa thu lại được kết quả ngay. Cần mạnh dạn nhảy qua hố này. Nếu không mạnh dạn nhảy qua, nó sẽ phát triển bình bình. Ngược lại, nếu vượt qua được sẽ chuyển sang một giai đoạn phát triển mới", Thứ trưởng Bùi Thế Duy nói.

Giải pháp vượt qua "thung lũng chết"

Với Nghị quyết 57, Bộ Chính trị muốn tạo ra một cuộc cách mạng để Chính phủ, người dân, doanh nghiệp cùng nhau có động lực vượt qua khó khăn, thách thức. Để vượt qua khó khăn, thách thức, theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Chính phủ sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp ở 3 khía cạnh.

Thứ nhất, phải xóa bỏ các rào cản thủ tục hành chính phức tạp, gây khó khăn; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua được khó khăn đó.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.

Thứ hai, ưu đãi, hỗ trợ, có thể là tạo điều kiện tăng sức khỏe, tăng động lực cho doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ về các chính sách về tài chính, thuế, nhà đất...

Thứ 3, cần tạo ra sức ép để doanh nghiệp phải vượt qua khó khăn, qua đó tạo ra một môi trường cạnh tranh. Nhiều quốc gia đã thành công ở khía cạnh này, trong đó có Hàn Quốc. Tức là Chính phủ gần như tạo sức ép cho các doanh nghiệp trong nước phải sòng phẳng cạnh tranh với các doanh nghiệp có tiêu chuẩn, công nghệ cao hơn.

Trong chương trình hành động của Nghị quyết 57 sẽ có rất nhiều giải pháp, đặc biệt nhấn mạnh làm sao kêu gọi được toàn dân, doanh nghiệp và Chính phủ cùng nhau đồng hành để doanh nghiệp vượt qua được khó khăn, để Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao, tiến đến bước thứ 3 là thu nhập cao.

Trong khi đó, trên tinh thần của Nghị quyết 57, TS Lê Quang Huy đề xuất 4 nhiệm vụ then chốt. Một là hoàn thiện thể chế pháp luật. Trong đó cần rà soát, sửa đổi đồng bộ các quy định liên quan, từ đầu tư, tài chính đến tổ chức bộ máy, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.

Hai là nhận diện và tháo gỡ các điểm nghẽn, như cơ chế tài chính, trọng dụng nhân tài, và tôn trọng tính đặc thù của nghiên cứu khoa học.

Ba là biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh; bảo đảm tính minh bạch, ổn định của chính sách, giảm chi phí tuân thủ và khuyến khích đầu tư vào mô hình kinh doanh dựa trên KHCN.

Bốn là huy động trí tuệ xã hội với việc tăng cường tham vấn từ chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp để hoàn thiện chiến lược phát triển.

Theo TS Lê Quang Huy, một trong những điều nổi bật của Nghị quyết 57 khi khẳng định rõ thể chế pháp luật là điều kiện tiên quyết và phải đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Nghị quyết 57 cũng đặt mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Đây là một bước đi chiến lược nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, vượt qua "bẫy thu nhập trung bình".

Nghị quyết này không chỉ mang tầm vóc chiến lược mà còn thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm tạo động lực cho toàn dân tộc. Nếu thực hiện hiệu quả, Việt Nam không chỉ vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" mà còn tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao, dẫn dắt đổi mới công nghệ trên thế giới.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm