Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 21/12/2022

Xuất khẩu trái cây khởi sắc, kỳ vọng đạt 4 tỷ USD trong năm 2023

Năm 2022 là năm thắng lợi lớn của xuất khẩu trái cây khi hàng loạt mặt hàng đã mở được các thị trường mới. Dự báo năm 2023, xuất khẩu trái cây sẽ đạt 4 tỷ USD.

Nguồn cung dồi dào

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, trong năm 2022, hàng loạt sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam như, chuối, sầu riêng, chanh dây… đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, trái bưởi, chanh của Việt Nam cũng được phép nhập khẩu vào thị trường New Zealand; trái nhãn tươi được phép nhập khẩu vào Nhật Bản…

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính tới tháng 11 xuất khẩu rau quả đạt hơn 3,1 tỷ USD. Dự báo hết năm 2022, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 3,4 tỷ USD. Hiện nhiều mặt hàng trái cây tươi là sản phẩm chủ lực xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch chính như, chuối, thanh long, xoài, bưởi, mít… Với việc nhiều thị trường mở cửa cho mặt hàng trái cây tươi Việt Nam, dự đoán trong niên vụ mới, xuất khẩu các mặt hàng trái cây tươi có nhiều khởi sắc.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có 7 loại trái cây đang vào vụ thu hoạch chính gồm, thanh long, cam, quýt, bưởi, mít, chuối và xoài. Dự kiến trong tháng Tết Nguyên đán 2023, tổng sản lượng thu hoạch các loại nông sản này là 42 ngàn tấn, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường xuất khẩu.

Tại Tiền Giang, hiện toàn tỉnh có gần 10.000 hecta cây thanh long thương phẩm, tập trung nhiều ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phước, Gò Công Tây... Đầu ra thuận lợi, giá cao nên nhà vườn rất phấn khởi, tích cực chăm sóc vườn cây để cho thu hoạch vào dịp Tết cổ truyền Quý Mão 2023.

Đóng gói thanh long xuất khẩu tại Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit

Thông tin từ Cục Trồng trọt , Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời điểm cuối năm, nhiều loại trái cây bước vào vụ thu hoạch. Chỉ riêng ĐBSCL, tháng 12, tổng sản lượng trái cây thu hoạch lên tới 360,8 nghìn tấn; trong đó thanh long, xoài, chuối, mít, dứa, sầu riêng,... vào vụ thu hoạch rộ. Quý I/2023, sản lượng trái cây của vùng này ước khoảng 1,08 triệu tấn.

Ông Saw Lean Joo, Tổng giám đốc Công ty CP AGRO QL (TP.HCM) cho biết, nhu cầu về sản phẩm trái cây chế biến khá ổn định, riêng các mặt hàng trái cây tươi thường có biến động rất lớn tùy theo thời điểm thị trường. Cụ thể, những tháng cuối năm, nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng trái cây tươi của nhiều nước tăng cao do mùa đông họ không sản xuất được. DN không lo về đầu ra, điều quan trọng là nông dân phải sản xuất đạt chuẩn thị trường xuất khẩu.

Kỳ vọng xuất khẩu 4 tỷ USD

Một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản dự đoán, khởi động vụ xuất khẩu trái cây, nông sản trong niên vụ mới sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn vì chi phí vận chuyển đã giảm hơn một nửa so với hồi đầu năm. Thị trường xuất khẩu cũng dần khởi sắc hơn. Đặc biệt, nhiều thị trường đã mở cửa với sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam.

Ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận cho biết, hiện nay, thanh long Bình Thuận chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ông Tài dự báo tình hình tiêu thụ thanh long từ nay đến cuối năm sẽ khởi sắc. Bởi hiện phía Trung Quốc ngày càng tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, cũng như giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới và hợp tác phòng chống dịch, duy trì hoạt động thương mại thông suốt tại các cửa khẩu.

Chính vì vậy, thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới được rút ngắn, thông suốt, hàng hóa không bị ùn ứ nhiều tại cửa khẩu. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ thanh long của người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão sẽ tăng cao.

Nhận định về triển vọng thị trường xuất khẩu rau quả thời gian tới, ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho rằng, trong những tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ tiếp tục khởi sắc với kim ngạch bình quân khoảng 250-260 triệu USD/tháng và dự báo năm 2023 sẽ là năm bùng nổ của ngành rau quả.

Cũng theo ông Nguyên, hiện nay thị trường đang dần cái mở cửa và giảm bớt kiểm soát dịch Covid, điều này tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu tốt hơn. Cùng với đó với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường, tình hình mà dịch bệnh covid cũng giảm bớt tại nhiều quóc gia trên thế giới, những khó khăn về logistics, về vận chuyển được tháo gỡ, giá cước càng ngày càng càng giảm, càng rẻ thì việc xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sẽ có nhiều cái thuận lợi.

“Trong năm 2023 với các mặt hàng, các thị trường mới mở ra thông qua những cái Nghị định thư, cũng như 15 FTA đã được ký kết chắc chắn sẽ tạo ra một cái động lực lớn cho xuất khẩu rau quả. Năm 2023 tăng trưởng ít nhất là 20 % so với năm 2022. Năm 2022 đạt 3,4 tỷ thì năm 2023 xuất khẩu rau quả có thể đạt 4 tỷ USD”, ông Đặng Phúc nguyên dự báo.

Đọc thêm

Xem thêm